Viêm nướu răng (viêm lợi) – Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm nướu răng (viêm lợi răng) là bệnh lý răng miệng phổ biến thường gặp ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều bệnh răng nướu khác, viêm nướu răng nếu không dược điều trị, để đến giai đoạn nặng thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy khi bị viêm lợi răng phải làm gì? Dược liệu Ngọc Châu sẽ giúp bạn giải đáp ngay dưới đây.
Mục lục
1. Viêm nướu, viêm lợi là gì?
Viêm nướu hay viêm lợi là tình trạng nướu bị các tác nhân gây hại tấn công, dẫn đến viêm nhiễm. Bệnh được làm hai loại gồm:
- Viêm nướu chân răng (viêm lợi chân răng): Tình trạng viêm nhiễm nhẹ.
- Viêm nha chu: Viêm lợi chân răng nếu không được điều trị sẽ tiến triển nặng và dẫn đến viêm nha chu.
Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm cho sức khỏe, bệnh có thể dễ dàng được trị khỏi hoàn toàn nếu áp dụng đúng phương pháp, kết hợp với vệ sinh răng miệng và chế độ sinh hoạt lành mạnh.
2. Nguyên nhân gây viêm nướu, viêm lợi
2.1. Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Chăm sóc răng miệng không đúng cách là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến viêm lợi. Vụn thức ăn còn sót lại trong khoang miệng sẽ trở thành nguồn thức ăn khiến vi khuẩn phát triển, hình thành các mảng bám trên răng. Mảng bám tấn công chân răng, phá vỡ mối liên kết giữa nướu và chân răng.
2.2. Thói quen ăn uống không lành mạnh

Sở thích ăn đồ cay nóng, đồ ngọt, đồ chua, uống rượu bia… dễ gây tổn thương nướu, tạo điều kiện hình thành mảng bám trên khoang miệng. Ngoài ra, việc hút thuốc cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng tỉ lệ mắc bệnh.
2.3. Mọc răng khôn
Viêm răng lợi cũng có thể do mọc răng khôn, nếu như bị sưng và đau nhức ở trong cùng hàm. Vấn đề này dễ xảy ra nhất nếu răng khôn mọc ngầm và mọc lệch. Ngoài ra, do vị trí răng khôn nằm sâu trong cung hàm, nên gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng.
2.4. Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Những người đang trong quá trình điều trị bằng thuốc tây y cũng dễ bị viêm lợi răng hơn. Vì các loại thuốc này sẽ làm giảm lượng nước bọt, dẫn phá vỡ sự cân bằng của độ pH trong khoang miệng. Khi đó, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh hơn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
2.5. Bệnh tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường thường có hàm lượng đường trong cơ thể cao hơn người bình thường. Trong khi đó, đường là thực phẩm yêu thích của các loại vi khuẩn gây hại cho răng nướu. Vì vậy, khi khoang miệng có nhiều đường thì vi khuẩn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, dễ dẫn đến các bệnh lý về răng miệng.
3. Triệu chứng viêm nướu, viêm lợi răng
Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
- Nướu có màu nâu đỏ sẫm, mềm và sưng húp.
- Dễ bị chảy máu chân răng hoặc khi có lực tác động lên nướu.
- Hơi thở có mùi khó chịu.
- Đau nướu khi nhai.
- Có thể thường xuyên bị nhiệt miệng.
Những triệu chứng trên có thể nhanh chóng bị đẩy lùi khi điều trị đúng cách. Ngược lại, nếu chủ quan thì có thể gây ra một số hậu quả như: viêm lợi sưng má, viêm nha chu, mất răng….
4. Cách chữa trị viêm nướu, viêm lợi
4.1. Dùng nước muối súc miệng

Trong thành phần nước muối chứa các hoạt chất có tính sát trùng, chống viêm. Do đó, dùng nước muối súc miệng hàng ngày sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm nướu, cải thiện bệnh hiệu quả. Mỗi ngày bạn nên súc miệng bằng nước muối 2 – 3 lần.
4.2. Nước cốt chanh
Nước cốt chanh có chứa thành phần kháng viêm, chống viêm nhiễm trùng. Đồng thời, hàm lượng vitamin C trong chanh giúp cho nướu chắc khỏe hơn. Vì thế, bạn có thể dùng chanh để trị viêm lợi như sau:
- Vắt lấy nước cốt ½ quả chanh, sau đó trộn với một ít muối.
- Thoa hỗn hợp trên lên vùng nướu bị viêm.
- Sau 2 – 3 phút thì súc miệng lại bằng nước lạnh.
4.3. Nha đam
Bạn có thể dùng gel nha đam để bôi trực tiếp lên vùng nướu bị viêm, sau đó súc miệng lại bằng nước sạch. Hoặc ép lấy nước nha đam uống trực tiếp. Cả hai cách này đều giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm hiệu quả.
4.4. Bã trà
Hàm lượng axit tannic trong trà xanh có tác dụng cải thiện tình trạng lợi bị viêm rất tốt. Do đó, bạn có thể dùng túi trà sau khi hãm để chườm lên vùng bị viêm nhiễm trong khoảng 5 phút. Sau đó súc miệng lại bằng nước sạch.
4.5. Tỏi
Tỏi là một trong những nguyên liệu có chứa nhiều hoạt chất kháng sinh tự nhiên giúp kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Vì thế, khi nướu bị viêm bạn có thể nghiền nát 1 tép tỏi, sau đó trộn với một ít muối, rồi đắp hỗn hợp này lên vị trí lợi bị viêm. Sau đó súc miệng lại bằng nước.
4.6. Mật ong
Thoa trực tiếp mật ong lên vùng nướu bị viêm cũng là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Vì mật ong có chứa các thành phần kháng khuẩn và chống viêm, do đó sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh nhanh chóng.
4.7. Tinh dầu quế hoặc đinh hương
Hai loại tinh dầu này có tác dụng giúp giảm đau do viêm lợi gây ra. Vì thế, bạn có thể nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu này vào tăm bông. Sau đó chấm vào vùng nướu bị viêm. Cảm giác đau nhức sẽ được cải thiện đáng kể.
4.8. Lấy cao răng

Cạo vôi răng là cách giúp trị vấn đề này triệt để nhất. Sau khi đã loại bỏ được các mảng bám tích tụ nhiều vi khuẩn. Tình trạng viêm nhiễm cũng nhanh chóng khỏi hoàn toàn.
4.9. Nhổ răng khôn
Nếu trường hợp viêm lợi cho mọc răng khôn, bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng để tránh tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn. Trước khi nhổ răng, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết, nhằm đảm bảo người bệnh đủ sức khỏe để trải qua thủ thuật này.
5. Cách ngăn ngừa bệnh viêm nướu, viêm lợi
5.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Đánh răng 2 – 3 lần/ngày, sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa để hỗ trợ làm sạch khoang miệng… là những lời khuyên của nha sĩ khi vệ sinh răng miệng. Bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách, để loại bỏ các vi khuẩn gây hại trong khoảng miệng. Từ đó sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm nướu.
5.2. Dùng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu và nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu

Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu và nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu là bộ đôi chăm sóc sức khỏe được các bác sĩ nha khoa khuyên dùng. Hai sản phẩm này được chiết xuất từ các dược liệu tự nhiên, có tác dụng làm sạch khuẩn, góp phần ngừa viêm, hỗ trợ cải thiện các bệnh lý về răng nướu hiệu quả.
Sử dụng hai sản phẩm này sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây hại phát triển. Từ đó giúp cải thiện và hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng của bệnh viêm lợi. Ngoài ra, các thành phần dược liệu trong kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu, nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu còn giúp răng nướu chắc khỏe, hơi thở thơm mát hơn.
5.3. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ chua, đồ cay nóng, nước uống có gas, đồ uống có cồn…. Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và chất xơ cho cơ thể. Đồng thời bỏ thói quen hút thuốc lá nếu có.
5.4. Khám nha khoa định kỳ
Khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần, hoặc ngay khi cảm thấy răng nướu có những biểu hiện lạ. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện sớm những vấn đề về răng nướu nếu có và có những biện pháp khắc phục sớm, để răng nướu luôn được chắc khỏe.
Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên, hi vọng đã giải đáp được thắc mắc của bạn về bệnh viêm nướu răng. Chúc bạn nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh răng miệng này.
Dược Liệu Ngọc Châu chỉ sử dụng các nguồn có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập