Hôi miệng ở trẻ nhỏ là vấn đề nhiều bé thường gặp phải, đặc biệt là khi cha mẹ không quan tâm chăm sóc răng của của trẻ. Vậy trẻ bị hôi miệng do những nguyên nhân nào và cách điều trị ra sao? Bài viết dưới đây, Dược Liệu Ngọc Châu sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Nguyên nhân khiến trẻ em bị hôi miệng
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên lười đánh răng hoặc đánh không đúng cách sẽ kiến vụn thức ăn còn đọng lại.
- Bé sơ sinh dưới 18 tháng vệ sinh răng miệng không sạch sẽ: đối với những trẻ chưa biết tự sử dụng, cha mẹ không chú ý vệ sinh răng nướu cho bé hàng ngày
- Trong chế độ ăn hàng ngày của bé có chứa nhiều hành, tỏi… cũng có thể khiến hơi thở bé có mùi
- Khô miệng: Khi lượng nước bọt tiết ra không đủ, sẽ khiến vi khuẩn phát triển mạnh hơn và sinh ra mùi hôi.
- Một số thói quen có hại của trẻ như nhét đồ chơi, thức ăn vào mũi khiến niêm mạc mũi bị tổn thương, dẫn đến bội nhiễm.
- Bé bị sâu răng, viêm nướu, cao răng nhiều… là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây mùi khó chịu trong khoang miệng.
- Nguyên nhân do một số bệnh lý viêm đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi, viêm amidan, viêm xoang…
- Sau khi tiến hành phẫu thuật amidan, vùng cắt sẽ có mùi hôi khó ngửi nhưng tình trạng này sẽ hết sau khoảng vài tuần.
2. Cách trị hôi miệng cho bé
2.1. Súc miệng bằng nước muối
Nước muối có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây mùi. Do đó, cha mẹ có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối 2 – 3 lần/ngày, để đẩy lùi các tác nhân gây mùi và mang đến hơi thở thơm mát hơn.
2.2. Dùng chanh và muối
Hỗn hợp nước chanh và muối có tính sát khuẩn cao, đồng thời có chứa các thành phần dưỡng chất giúp răng lợi chắc khỏe hơn. Do đó, cha mẹ có thể pha hỗn hợp nước cốt chanh với một chút muối và cho bé súc miệng.
Tuy nhiên, trong chanh có chứa nhiều axit, có thể làm mòn men răng nếu dùng quá nhiều. Do đó, cha mẹ chỉ nên áp dụng cách này cho bé 2 – 3 lần/tuần.
2.3. Dùng mật ong và bột quế
Bột quế có tác dụng loại bỏ các tác nhân khiến hơi thở có mùi hôi. Kết hợp với mật ong có tính sát khuẩn sẽ giúp cải thiện vấn đề này ở trẻ. Cha mẹ chỉ cần pha mật ong với bột quế theo tỉ lệ 1:1. Sau đó cho bé súc khoảng 3 – 5 phút rồi nhổ bỏ. Cuối cùng làm sạch răng nướu bằng nước sạch.
2.4. Rau mùi tàu
Dùng rau mùi tàu để sắc nước cho trẻ súc miệng cũng là cách giúp khử mùi hôi hiệu quả. Cha mẹ chỉ cần dùng một nắm mùi tàu rửa sạch, sắc với nước cho đến khi thu được nước thuốc đặc. Đợi hỗn hợp nguội thì cho bé dùng hàng ngày.
2.5. Điều trị nha khoa
Trong trường hợp miệng trẻ có mùi do các bệnh nha khoa như viêm nướu, sâu răng, viêm tủy… thì cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở nha khoa để được thăm khám và điều trị. Khi bệnh lý được chữa khỏi, hơi thở của bé cũng sẽ trở nên dễ chịu hơn.
2.5. Chữa trị các bệnh nhiễm trùng
Đối với một số bệnh nhiễm trùng sinh ra mùi khó chịu như viêm amidan, viêm họng… cha mẹ cũng cần phải tiến hành chữa bệnh để loại bỏ mùi trong miệng của trẻ. Tránh trường hợp chủ quan khiến bệnh nặng và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.
3. Cách ngăn ngừa trẻ bị hôi miệng
3.1. Dùng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em
Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em được chiết xuất từ các vị dược liệu tự nhiên và bổ sung thêm vitamin giúp nuôi dưỡng răng nướu chắc khỏe. Sản phẩm này có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, giúp làm sạch răng và hỗ trợ loại bỏ các mảng bám trên bề mặt răng. Nhờ đó góp phần ngăn ngừa các tác nhân gây hôi miệng hiệu quả.
Ngoài ra, sản phẩm còn có tác dụng giúp ngăn ngừa một số bệnh lý về răng nướu như sâu răng, viêm lợi, nhiệt miệng, chảy máu chân răng rất tốt.
3.2. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ vệ sinh răng nướu sạch sẽ, để loại bỏ hoàn toàn các vụn thức ăn. Từ đó giúp ngăn ngừa hôi miệng và nhiều bệnh lý về răng lợi khác.
3.3. Hạn chế ăn các thực phẩm có mùi
Cha mẹ nên hạn chế cho bé ăn các thực phẩm có mùi như hành, tỏi…. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng thở ra có mùi. Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế các thực phẩm giàu protein như thịt, phô mai vì có thể khiến vấn đề này nghiêm trọng hơn.
3.4. Uống nhiều nước
Uống đủ nước sẽ giúp duy trì sự ổn định của hoạt động tiết nước bọt, tránh bị khô miệng. Từ đó giúp ngăn ngừa vấn đề hơi thở có mùi hiệu quả.
Như vậy, bài viết đã giúp cha mẹ hiểu rõ về vấn đề trẻ bị hôi miệng, cũng như cách chữa trị và phòng ngừa bệnh lý này. Cha mẹ có thể chọn phương pháp phù hợp nhất để mang lại hơi thở thơm tho, dễ chịu cho bé.