Chảy máu chân răng ở trẻ em là một trong những bệnh lý răng miệng thường gặp và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tuy nhiên không phải vì vậy mà cha mẹ chủ quan, bởi nếu không sớm điều trị thì chảy máu chân răng có thể dẫn đến những biến chứng nặng hơn.
1. Nguyên nhân trẻ em bị chảy máu chân răng
1.1. Bệnh lý răng miệng
Viêm lợi, viêm nha chu là hai bệnh lý phổ biến, tình trạng này, là do thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách, hoặc lười đánh răng hàng ngày. Hậu quả khiến cho vi khuẩn phát triển mạnh, hình thành các mảng bám quanh chân răng, gây tụt lợi, viêm nhiễm và chảy máu chân răng.
1.2. Mọc răng
Khi răng nhú lên thường kèm theo sưng nướu và sốt gây khó chịu cho trẻ. Lúc này, nếu không chú ý vệ sinh răng miệng thì rất dễ bị viêm lợi và gây chảy máu chân răng.
1.3. Thiếu chất dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt vitamin C, vitamin K, vitamin B2, canxi, kẽm, photpho… đây là những dưỡng chất quan trọng giúp răng nướu chắc khỏe. Nếu cơ thể thiếu hụt các dưỡng chất này, sẽ gặp các vấn đề về răng miệng như viêm lợi, ê buốt răng, chảy máu chân răng.
1.4. Chăm sóc răng miệng không tốt
Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến các vụn thức ăn còn sót lại trong kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, hình thành các mảng bám. Lớp mảng bám tích tụ nhiều sẽ gây chảy máu chân răng ở trẻ nhỏ. Đặc biệt đối với những bé thích ăn đồ ngọt, thì tình trạng này sẽ diễn ra nặng hơn.
1.5. Dùng bàn chải lông cứng
Bàn chải lông cứng hoặc đã bị mòn, bị xù quá mức gây xước nướu khi đánh răng, dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng ở trẻ nhỏ. Vì thế lựa chọn bàn chải cho bé cũng là điều cha mẹ cần hết sức lưu ý.
Mẹ hãy tham khảo:
1.6. Sử dụng thuốc gây tác dụng phụ
Những bé thường xuyên phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm sẽ có tỉ lệ bị chảy máu chân răng cao hơn. Vì các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như giảm khả năng đông máu ở trẻ.
2. Cách điều trị bé bị chảy máu chân răng
Khi bé bị chảy máu chân răng, tốt nhất cha mẹ nên đưa con đến nha khoa khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Vì có nhiều nguyên nhân gây ra chảy máu chân răng, nếu không xác định được đúng và điều trị tận gốc, có thể khiến vấn đề trầm trọng hơn.
Bên cạnh việc đến nha khoa để kiểm tra tình trạng răng miệng, cha mẹ có thể chủ động thực hiện theo một số hướng dẫn sau:
2.1. Lấy cao răng
Lớp cao răng thực chất là các vi khuẩn tích tụ lại trên bề mặt răng quá nhiều nên hình thành lớp vôi cứng gây viêm nướu, chảy máu chân răng. Do đó, nếu quan sát thấy con có cao răng, cha mẹ nên chủ động đưa con đi lấy cao răng, để ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng.
2.2. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Cha mẹ nên xây dựng cho con chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức khỏe cho răng miệng như vitamin C, vitamin K, vitamin D, vitamin B3, vitamin E, canxi, kẽm….
Các nhóm dưỡng chất này có nhiều trong các loại rau xanh, hoa quả, hải sản, cá, thịt….
2.3. Dùng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em
Lúc này răng nướu của bé rất nhạy cảm, do đó kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em có thành phần từ các dược liệu lành tính, là sản phẩm phù hợp nhất dành cho bé. Hiện tại, dược liệu Ngọc Châu có hai sản phẩm phù hợp với từng giai đoạn của trẻ em gồm:
- Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em 2 – 6 tuổi: Thành phần sản phẩm gồm cúc kim tiền, vitamin C, vitamin B5, muối tinh khiết và tinh chất hoa hòe. Các nguyên liệu được tính toán theo tỉ lệ khoa học, phù hợp với cấu tạo nướu và quá trình thay răng của trẻ. Nhờ đó, sản phẩm bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho răng lợi, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn và hỗ trợ giảm chảy máu máu chân răng hiệu quả.
- Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em trên 6 tuổi: Được nghiên cứu bởi đội ngũ nha sĩ giàu kinh nghiệm, với chiết xuất từ các dược liệu như cúc kim tiền, hoa hòe, vitamin C và muối…. Sản phẩm nhẹ nhàng loại bỏ các mảng bám thức ăn, góp phần ngăn ngừa các bệnh lý như nhiệt miệng, viêm lợi. Đồng thời không gây ảnh hưởng đến cấu tạo răng và nướu của trẻ.
2.4. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Cha mẹ cần hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng:
- Chải răng ít nhất 2 lần/ngày.
- Thay bàn chải ít nhất 2 – 3 tháng/lần, hoặc thay ngay khi thấy bàn chải bị mòn hoặc xù lông.
- Cho bé dùng nước muối súc miệng thường xuyên.
Trẻ bị chảy máu chân răng không phải là bệnh lý nguy hiểm, song cha mẹ cũng cần hết sức lưu ý có biện pháp xử lý kịp thời, để tránh gây hư hại răng. Tốt nhất hãy cho bé đi khám nha khoa định kỳ một năm 2 lần, để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bé được tốt nhất. Đồng thời nhanh chóng phát hiện ra những vấn đề về răng miệng nếu có.