Trám răng sâu là một trong những thủ thuật nha khoa được chỉ định để điều trị khi răng bị sâu. Vậy trám răng có thực sự khắc phục được tình trạng răng bị sâu không, nếu có thì nên áp dụng phương pháp nào tốt nhất? Bài viết dưới đây, Dược Liệu Ngọc Châu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ thuật nha khoa này.
1. Trám răng là gì?
Trám răng hay còn gọi hàn răng là kỹ thuật nha khoa sử dụng các chất liệu nhân tạo để “vá” lại phần men răng bị hỏng. Mục đích của trám răng là nhằm khôi phục lại hình dạng nguyên vẹn của răng, đảm bảo chức năng ăn nhai, đồng thời ngăn vi khuẩn tấn công vào ngà răng và tủy răng.
Kỹ thuật nha khoa này thường được sử dụng trong những trường hợp như sâu răng, răng bị sứt mẻ. Vật liệu trám được sử dụng có thể là: nhựa composite, amalgam, vàng, bạc… tùy theo sở thích và khả năng tài chính của người bệnh.
2. Có nên trám răng sâu không?
Trám răng sâu thường được chỉ định trong trường hợp lỗ sâu răng to, không thể điều trị bằng florua, nhưng vẫn chưa nặng đến mức phải bọc răng sứ. Trước khi tiến hành, bác sĩ sẽ loại bỏ toàn toàn các vi khuẩn trong lỗ sâu răng, nạo phần mô răng bị sâu rồi tiến hành trám răng. Trong trường hợp sâu răng bị viêm đến tủy, thì cần điều trị tủy trước khi trám.
Trám răng bị sâu là cần thiết để ngăn không cho vi khuẩn tiếp tục tấn công răng. Từ đó có thể bảo toàn tối đa răng, phục hồi chức năng nhai và tránh được nguy cơ mất răng hoàn toàn cho sâu răng nặng.
3. Các phương pháp trám răng sâu
3.1. Trám răng thông thường
Đây là phương pháp được áp dụng trong những trường hợp răng sâu ở mức độ nhẹ. Khi đó, nha sĩ sẽ trực tiếp dùng các chất liệu trám để lấp đầy lỗ răng sâu, khôi phục lại hình dạng ban đầu của răng.
Tùy thuộc vào năng lực tài chính mà bạn có thể chọn các chất liệu khác nhau. Dù vậy chi phí phải bỏ ra cho phương pháp này rẻ nhất trong số các biện pháp trám răng.
3.2. Trám răng inlay
Trám răng inlay là phương pháp điều trị răng bị sâu bằng cách tạo hình miếng trám trong phòng thí nghiệm, sau đó mới gắn vào răng. Trám răng inlay được dùng trong trường hợp sâu răng tại các rãnh trên bề mặt nhai của răng, các lỗ sâu răng chỉ nằm ở vùng lõm của mặt nhai, chưa lan đến đỉnh răng.
3.3. Trám răng onlay
Đây là kỹ thuật được áp dụng khi răng bị sâu lan đến đỉnh răng. Lúc này, miếng trám sẽ phủ hoàn toàn mặt nhai của răng, lên đến đỉnh răng. Kỹ thuật này còn được gọi là răng sứ một phần, vì sau khi trám răng nhìn sẽ gần giống như một phần của răng sứ.
3.4. Trám răng overlay
Trám răng overly thường bị nhầm lẫn với bọc răng sứ, vì miếng trám có hình dạng giống với mão răng sứ. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa hai phương pháp này là trám răng overlay không cần phải mài gần hết răng như bọc răng sứ. Do đó sẽ bảo tồn răng thật tối đa, đảm bảo vết trám bám chắc vào răng thật.
Phương pháp này thường áp dụng đối với những trường hợp răng sâu nặng. Vì vậy, nên chi phí sẽ đắt hơn với trám răng inlay hoặc onlay.
Xem thêm: Cách trị sâu răng
4. Cách chăm sóc răng miệng sau khi trám răng
4.1. Dùng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu và nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu
Đây là bộ đôi chăm sóc sức khỏe răng miệng được nha sĩ khuyên dùng để chăm sóc răng miệng hàng ngày, đặc biệt sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa. Hai sản phẩm này có tính kháng khuẩn, chống viêm; giúp hạn chế vi khuẩn phát triển, hỗ trợ loại bỏ mảng bám và góp phần ngăn ngừa hình thành mảng bám. Đó là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh sâu răng.
Ngoài ra, nhờ thành phần dược liệu tự nhiên, lành tính phù hợp với những người có răng nướu nhạy cảm, răng ê buốt. Hai sản phẩm này được khuyến khích dùng sau khi trám răng. Vì lúc này răng có thể bị ê buốt do vừa thực hiện thủ thuật nạo vét các mô nướu bị tổn thương. Do đó, cần dùng các sản phẩm chăm sóc răng miệng giúp làm dịu cảm giác ê buốt chân răng, đồng thời không gây kích ứng tại vị trí răng vừa trám.
Bên cạnh đó, kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu và nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu còn có tác dụng giúp cải thiện một số vấn đề về răng nướu như: Sưng lợi, chảy máu chân răng, tụt nướu, hôi miệng….
4.2. Không dùng lực quá mạnh
Sau khi trám răng, thời gian đầu miếng trám có thể chưa bám chắc vào răng thật. Vì thế, bạn cần vệ sinh răng nướu hết sức nhẹ nhàng, tránh dùng lực quá mạnh có thể tạo ra khoảng hở tại miếng trám. Nhờ đó sẽ ngăn ngừa vi khuẩn tiếp tục tấn công vào vị trí tiếp xúc giữa miếng trám răng và răng thật.
4.3. Không ăn đồ cứng
Việc ăn đồ cứng, dùng răng để mở nắp chai… có thể khiến miếng trám bị sứt mẻ hoặc bật ra ngoài. Điều này sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tiếp tục tấn công gây sâu răng. Do đó, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm cứng hoặc dùng răng để làm những việc như mở nắp chai.
Như vậy, trám răng sâu là việc cần thực hiện khi bị sâu răng, để giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn tấn công men răng và bảo toàn chức năng của răng. Sau khi trám răng, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý để tránh tình trạng răng sâu tiếp tục xuất hiện.