Vỏ quả cau

Cau là loại cây vô cùng quen thuộc đối với người Việt Nam, thường được trồng nhiều nhất tại Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Trị, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế….
Đây là giống cây có thân mọc thẳng đứng, thân có nhiều đốt và mỗi đốt cách nhau khoảng 10 – 20cm. Một cây cau trưởng thành thường có chiều cao từ 15 – 20m.
Cây cau có lá đơn dài, phiến lá lẻ và xẻ thùy sâu có hình dáng giống lông chim, mọc tập trung ở phần ngọn. Khi lá non thì được thành nếp theo chiều dọc, còn lá già vươn dài có thể đạt trung bình 1,5m hoặc hơn.
Hoa cau có màu trắng, mọc gần sát ngọn. Trong một chùm hoa cau bao gồm cả hoa đực và cái, hoa đực sẽ rụng sớm hơn, còn hoa cái đậu thành quả.
Quả cau có màu xanh, mọc thành buồng và có vị chát. Vỏ quả cau thường được dùng để chăm sóc răng miệng.
Thành phần dược liệu
Tannic, Axit Galic, Ligin
Tác dụng của vỏ cau
Trong vỏ cau có chứa hàm lượng lớn Tannic, Axit Galic, Ligin… có tác dụng ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, giúp cho hàm răng trắng sáng hơn. Do đó, từ lâu dân gian đã có thói quen dùng vỏ cau chà trực tiếp lên hàm răng, để có được hàm răng trăng sáng.
Cách dùng cau chăm sóc răng miệng
Cách làm trắng răng từ vỏ cau được thực hiện như sau:
- Quả cau rửa sạch, bổ đôi và bỏ hạt, sau đó phơi khô vỏ cau để dùng dần.
- Khi dùng thì ngâm vỏ cau trong nước sạch khoảng 2 – 3 phút, để làm mềm vỏ cau.
- Dùng vỏ cau chà lên răng khoảng 10 phút. Chú ý nhẹ tay để không làm tổn thương đến nướu.
- Cuối cùng súc miệng bằng nước sạch.
Sau khi dùng vỏ cau để làm trắng răng, nên đợi ít nhất khoảng 30 phút rồi mới đánh răng.
Nguồn: sưu tầm + Sách cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt nam tập 1