Sưng lợi (sưng nướu răng) là bệnh lý răng miệng phổ biến bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Sưng nướu răng gây cảm giác vướng víu, khó chịu trong khoang miệng, nên nhiều người muốn nhanh chóng tìm cách để loại bỏ cảm giác này.
1. Sưng lợi là gì?
Sưng lợi hay còn gọi sưng nướu răng là tình trạng nướu bị viêm nhiễm, dẫn phần nướu bị sưng đau, đỏ tấy và dễ bị chảy máu khi đánh răng, hoặc khi có lực tác động mạnh vào phần nướu.
Biểu hiện khi quát sát bằng thường nhìn khá giống với sưng mộng răng, nên nhiều người thường nhầm lẫn hai bệnh lý này. Tuy nhiên, sưng nướu chỉ khiến lợi bị sưng, còn sưng mộng răng là bên trong nướu có mủ.
2. Nguyên nhân
- Vệ răng miệng không sạch sẽ hoặc không đúng cách khiến vi khuẩn tích tụ trên bề mặt răng và hình thành nên các mảng bám, chúng sẽ tấn công lợi, khiến lợi bị viêm nhiễm và sưng tấy.
- Nướu bị sưng viêm, trở nên nhạy cảm hơn là những dấu hiệu thường thấy ở phụ nữ có thai, lúc này hormone trong cơ thể thay đổi, khiến hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, dẫn đến vi khuẩn thừa cơ tấn công răng miệng và gây viêm nhiễm răng nướu.
- Chế độ ăn uống thiếu chất, ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ chua, uống rượu bia, nước có gas… sẽ làm cho các vi khuẩn gây hại phát triển mạnh mẽ hơn, tấn công nướu.
- Mọc răng khôn bị sưng nướu răng là trường hợp thường hay gặp, đặc biệt là trong trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch. Do đó, nếu thấy bị răng hàm bị sưng, thì rất có thể bạn đang mọc răng số 8.
- Các bệnh lý như viêm lợi, viêm nha chu, viêm tủy răng… cũng là nguyên nhân dẫn đến nướu bị sưng. Các bệnh lý nếu không sớm điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng về sức khỏe khác.
- Việc sử dụng một số loại thuốc tây y có thể gây ảnh hưởng đến việc tiết nước bọt, dẫn đến khô miệng và tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây hại phát triển.
- Niềng răng, trồng răng giả… cũng là những nguyên do. Thông thường, tình trạng nướu sưng sẽ giảm sau vài ngày thực hiện các thủ thuật nha khoa, nhưng cũng có một số trường hợp tình trạng dai dẳng không đỡ.
3. Triệu chứng khi nướu răng bị sưng
Thông thường, người bệnh sẽ có những triệu chứng bao gồm:
- Nướu có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, khác hẳn với màu hồng khi bình thường.
- Khi chạm vào nướu sẽ cảm thấy đau, cảm giác đau sẽ càng tăng khi tình trạng viêm nướu trở nên nặng hơn.
- Dễ bị chảy máu chân răng khi đánh răng, ăn các đồ cứng….
- Chân răng có cảm giác dài hơn do bị tụt lợi.
4. Lợi sưng có nguy hiểm không?
Vì đây là bệnh lý lành tính, nên có thể dễ dàng chữa khỏi nếu áp dụng những cách trị theo đúng chỉ dẫn của nha sĩ. Nhưng nếu chủ quan, thì bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng có thể kể đến như:
- Có thể gây viêm nướu, nướu bị sưng mủ… thậm chí gây mất răng.
- Bà bầu bị sưng lợi trong thời gian dài gây viêm lợi và nhiều bệnh lý răng miệng khác, có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi như: sinh non, trẻ bị suy dinh dưỡng….
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp….
5. Cách chữa trị sưng lợi
Đối với những nguyên nhân gây bệnh khác nhau, sẽ có những cách điều trị khác nhau. Cụ thể:
5.1. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách là bước cách giảm sưng nướu răng đầu tiên và đơn giản nhất mà ai cũng phải thực hiện. Bạn nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng được chiết xuất từ các dược liệu lành tính, có công dụng hỗ trợ ngăn ngừa các vi khuẩn phát triển như: kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu và nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu.
Bộ đôi chăm sóc răng miệng này không những có tác dụng hỗ trợ kiểm soát vi khuẩn, mà còn giúp kháng khuẩn, chống viêm và bổ sung thêm vitamin giúp răng nướu chắc khỏe hơn, góp phần cải thiện các vấn đề về răng miệng
5.2. Tránh xa các tác nhân kích thích răng nướu
Bạn tránh xa các tác nhân gây hại cho răng nướu như đồ cay nóng, đồ ngọt, nước uống có gas…. Thay vào đó, nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau xanh, hoa quả tươi để cải thiện tình trạng.
5.3. Lấy cao răng
Phương pháp lấy cao răng được áp dụng khi lợi sưng ở mức độ nhẹ, răng nướu không mắc phải các bệnh lý khác. Cách này sẽ giúp loại bỏ các mảng bám quanh chân răng, làm giảm sưng chân răng và ngăn ngừa nhiều bệnh lý về răng miệng khác như viêm nướu, viêm nha chu.
5.4. Điều trị bằng nha khoa
Đối với những trường hợp sưng nướu nặng, lợi sưng phồng có mủ bên trong, hoặc kèm theo các bệnh lý về răng nướu khác…. Lúc này, bạn cần phải đến nha khoa để các bác sĩ thăm khám và có biện pháp trị phù hợp.
Ngoài ra, trong trường hợp bị sưng ở trong cùng, bạn cũng không nên áp dụng những cách trị chữa trị tại nhà mà hãy đến nha khoa thăm khám, vì lúc này rất có thể bạn đang mọc răng khôn, nếu áp dụng những cách không an toàn thì có thể gây đau nhức hoặc nhiễm trùng nguy hiểm.
6. Các biện pháp ngăn ngừa
Để ngăn ngừa tình trạngnày, bạn nên thực hiện theo một số lưu ý sau:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng ít nhất ngày 2 – 3 lần. Kết hợp sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng được tốt nhất.
- Dùng bàn chải có đầu lông mềm, không nên dùng bàn chải lông cứng hoặc xù quá mức, để tránh gây tổn thương nướu.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là vitamin E, vitamin C, vitamin B….
- Khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần, để bảo vệ răng nướu được tốt nhất.
Sưng nướu răng là bệnh lý răng miệng thường gặp, dễ dàng được trị khỏi nếu áp dụng cách điều trị đúng cách. Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn biết cách điều trị, cũng như ngăn ngừa tình trạng trên hiệu quả. Chúc bạn sẽ nhanh chóng đẩy lùi cảm giác khó chịu.