Răng khôn bị sâu – Nên nhổ hay trám răng?

Răng khôn bị sâu là vấn đề không ai mong muốn xảy ra, lúc này người bệnh sẽ bị sưng đau rất khó chịu, gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy khi gặp tình trạng này thì phải làm thế nào, nên nhổ hay nên trám? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Răng khôn bị sâu

1. Răng khôn bị sâu ảnh hưởng gì đến sức khỏe? 

Răng khôn hay còn gọi răng số 8 bị sâu là tình trạng vi khuẩn tấn công men răng, gây tổn thương men răng, gây ra những cơn đau nhức khó chịu. Thông thường, những cơn đau nhức do sâu răng khôn gây ra sẽ nghiêm trọng hơn so với những chiếc răng khác trong cung hàm. 

Nguyên nhân là vì răng khôn nằm sâu trong cung hàm, nên những dấu hiệu bị sâu nhẹ rất khó để phát hiện ra. Do đó, khi tình trạng sưng, đau nhức khó chịu xảy ra, thì đa phần sâu răng đã bước đến giai đoạn nặng. Lúc này, người bệnh có thể gặp những vấn đề sau: 

  • Chức năng nhai suy giảm do đau nhức răng. 
  • Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng do thức ăn không được nghiền nát kỹ trước khi đưa xuống hệ tiêu hóa. 
  • Gây ảnh hưởng đến răng số 7 xung quanh. 
  • Cơ thể mệt mỏi, mất ngủ.

Tham khảo ngay: Cách trị đau răng tại nhà

2. Bị sâu răng khôn số 8 phải làm gì? 

tram-rang

  • Điều trị get florua: Khi răng số 8 bị sâu ở mức độ nhẹ, lỗ sâu nhỏ thì nha sĩ điều trị bằng phương pháp get florua. Đây là cách dùng florua để bịt vào lỗ sâu nhằm khôi phục lại lớp men bao bọc bên ngoài và ngăn không cho vi khuẩn tấn công gây sâu răng. 
  • Trám răng: Trám răng được chỉ định trong những trường hợp lỗ sâu to, không thể dùng florua để trám lại. Các chất liệu được sử dụng để trám răng như sứ, nhựa composite, vàng, bạc…. 
  • Bọc răng sứ: Khi răng vỡ, hoặc lỗ sâu to không thể phục hồi bằng cách trám răng, nhưng vẫn còn chân và thân răng. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định chụp mão sứ để bảo toàn răng thật và ngăn ngừa vi khuẩn tấn công men răng. Trước khi tiến hành trám răng, cần tiến hành điều trị tủy nếu như vi khuẩn đã lan đến tủy gây viêm tủy. 
  • Nhổ răng: Đây là phương pháp bắt buộc phải thực hiện nếu răng bị sâu nặng, không điều trị được bằng các phương pháp nội nha hoặc điều trị không mang lại hiệu quả. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định nhổ để ngăn ngừa vi khuẩn lan rộng, gây nhiễm trùng nướu hoặc răng số 7 bên cạnh. 

3. Răng khôn bị sâu nên nhổ răng hay trám răng? 

Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định nhổ hoặc trám răng. Thông thường, răng khôn nằm sâu trong cung hàm rất khó vệ sinh sạch sẽ, quan trọng hơn là chúng không có khả năng ăn nhai. Vì vậy thường bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên nhổ để loại bỏ hoàn toàn các bệnh lý có thể xảy ra đối với răng khôn. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh không đủ điều kiện sức khỏe để nhổ răng khôn. Ví dụ như phụ nữ đang mang thai, người mắc chứng khó đông máu, mắc bệnh tiểu đường, tim mạch…. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định trám răng để khắc phục tình trạng sưng đau khó chịu. 

Ngoài ra, chi phí nhổ răng cũng khá lớn, đặc biệt trong những trường hợp mọc lệch hoặc răng số 8 hàm trên có 3 chân. Khi đó, người bệnh cũng có thể lựa chọn những phương án điều trị phù hợp hơn. 

Xem thêm: Có nên trám răng sâu không

4. Các biện pháp phòng ngừa 

4.1. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ 

Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến răng khôn bị sâu là do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, khiến vi khuẩn phát triển mạnh tấn công men răng và dẫn đến bị sâu. Do đó, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ để ngăn ngừa sâu răng, đặc biệt trong trường hợp răng số 8 hàm dưới bị lợi trùm. 

4.2. Dùng nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu 

Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu - Bảo vệ lợi, giúp răng chắc khỏe từ gốc
Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu – Bảo vệ lợi, giúp răng chắc khỏe từ gốc

Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu với thành phần là các dược liệu tự nhiên được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, dưới sự tham vấn của các chuyên gia nha khoa, dược sĩ, lương y và các chuyên gia bào chế. Do đó, sản phẩm có tính kháng khuẩn, ngừa viêm và giúp chăm sóc răng miệng rất tốt. 

Sản phẩm có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn và giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, hỗ trợ loại bỏ và giúp hạn chế hình thành mảng bám. Từ đó giúp phòng tránh sâu răng khôn.

Ngoài ra, nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu còn có tác dụng giúp làm giảm đau nhức do mọc răng khôn gây ra, hỗ trợ cải thiện các vấn đề như: viêm lợi, chảy máu chân răng, nhiệt miệng, hôi miệng…. 

4.3. Hạn chế ăn đồ ngọt 

Đồ ngọt là nguồn thực phẩm giúp vi khuẩn phát triển nhanh và mạnh hơn. Do đó, để ngăn ngừa nguy cơ bị sâu răng nói chung, sâu răng khôn nói riêng, bạn nên hạn chế ăn đồ ngọt. 

4.4. Khám nha khoa định kỳ 

Thăm khám nha khoa định kỳ là cách đơn giản nhất giúp sớm phát hiện ra các vấn đề răng miệng. Đặc biệt khi mọc răng khôn, bạn nên đến khám nha khoa thường xuyên để giúp ngăn ngừa các vấn đề như viêm lợi, sâu răng…. Trong một số trường hợp, khám nha khoa cũng sẽ giúp bạn biết khi nào nên nhổ, để tránh gây ảnh hưởng đến răng bên cạnh cũng như làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác.

Bài viết trên Dược Liệu Ngọc Châu đã chia sẻ đến bạn rất nhiều thông tin xoay quanh vấn đề răng khôn bị sâu. Hi vọng, những kiến thức trên sẽ giúp bạn chọn được phương án xử lý tốt nhất khi gặp phải tình trạng này, cũng như cách phòng tránh bệnh lý này. 

Nguồn tham khảo / Source

Dược Liệu Ngọc Châu chỉ sử dụng các nguồn có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

0 bình luận