• VN
  • EN
Liên hệ

Nguyên nhân, cách điều trị khi răng bị nhiễm Tetra

Nhiễm Tetra làm thay đổi màu sắc của men răng, khiến hàm răng không còn được sáng như ban đầu. Vậy nguyên nhân nào khiến răng bị nhiễm tetra và bệnh lý này có thể trị được hoàn toàn không? 

1. Răng bị nhiễm tetra là gì? 

Tetra là thuốc kháng sinh thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, ví dụ như khuẩn chlamydia, mycoplasma, khuẩn tả…. Loại thuốc này phát huy hiệu quả chống lại các tác nhân gây bệnh rất hiệu quả, song lại mang đến nhiều tác dụng phụ không tốt cho răng nướu.

Răng bị nhiễm tetra thì màu răng sẽ chuyển sang vàng, nâu, xám tím, xám xanh

Thuốc tetra có thể làm biến đổi màu răng, làm giảm sản sinh men răng, ức chế sự phát triển của xương. Nếu dùng thuốc quá nhiều, sẽ khiến răng bị ố màu, ngả màu và đổi màu. Lúc này, răng bị tối màu từ bên trong mô răng. Do đó, vấn đề này nghiêm trọng hơn so với răng bị xỉn màu do ăn uống hoặc chăm sóc răng miệng không đúng cách. 

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chính là do sử dụng thuốc Tetra, hoặc dùng các loại thuốc kháng sinh cùng nhóm với Tetra quá nhiều. Hàm lượng các chất có trong loại thuốc này sẽ kết hợp với canxi trong xương, dẫn đến làm hỏng men răng.  

3. Triệu chứng

Lúc này màu răng sẽ chuyển sang vàng, nâu, xám tím, xám xanh. Tình trạng này có thể xuất hiện ở một, nhiều hoặc cả hàm răng. Lúc này hàm răng xuất hiện các mảng màu lốm đốm, không đều màu. 

Trong trường hợp nặng hơn, bề mặt răng sẽ bị rỗ, dễ vỡ mẻ làm răng mất đi hình dạng cấu trúc ban đầu. Ngoài ra, răng nướu cũng dễ bị ê buốt hơn. 

4. Những ai có tỉ lệ nhiễm Tetra cao? 

  • Phụ mang thai giai đoạn cuối thai kỳ: Thời điểm này nếu mẹ bầu dùng nhiều thuốc Tetra thì sẽ làm biến đổi màu răng. Ngoài ra, vấn đề răng nướu này cũng có thể di truyền sang con, đứa trẻ sinh ra có nguy cơ răng bị nhiễm kháng sinh cao. 
  • Trẻ em dưới 8 tuổi: Thời điểm này răng trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển, còn yếu và dễ bị tổn thương.

5. Cách điều trị

Tương tự như răng nhiễm màu fluor, tình trạng răng bị đổi màu tetra là răng bị tối màu từ bên trong mô răng. Do đó, những mẹo làm trắng răng tại nhà không mang lại hiệu quả. Lúc này, người bệnh đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám, xác định tình trạng răng và áp dụng các biện pháp nha khoa xử lý phù hợp. 

5.1. Răng nhiễm tetra có tẩy trắng được không?

Phương pháp tẩy trắng răng được chỉ định khi răng bị nhiễm màu nhẹ. Khi đó, nha sĩ sẽ sử dụng các thiết bị nha khoa kết hợp với thuốc tẩy trắng răng để tạo ra phản ứng oxy hóa, phản ứng này sẽ cắt đứt các chuỗi protein khiến răng bị xỉn màu.

Tuy nhiên, cách này chỉ được áp dụng khi men răng vẫn còn chắc khỏe, chưa bị mài mòn và không mắc các bệnh lý răng miệng. Trong những trường hợp nhiễm màu nặng, thì cần áp dụng các biện pháp xử lý khác. 

5.2. Dán sứ Veneer 

Dán sứ Veneer

Dán sứ Veneer là phương pháp dùng mặt sứ mỏng có kích thước từ 0,2 – 0,5mm để dán vào bên ngoài răng bằng keo dán chuyên dụng. Cách này giúp khắc phục hiệu quả răng bị đổi màu, mà không can thiệp làm ảnh hưởng tới cấu trúc răng. 

Ngoài ra, do mặt sứ có kích thước mỏng nên không mang đến cảm giác vướng, nổi cộm hay khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ khắc phục được tình trạng xỉn màu ở mặt ngoài của răng.

5.3. Bọc răng sứ 

Bọc răng sứ là giải pháp thường được các bác sĩ nha khoa chỉ định để khắc phục tình trạng này. Bọc răng sứ sẽ bao bọc được cả thân răng, nhờ đó người bệnh sẽ sở hữu được hàm răng trắng và không còn lo lắng đến việc răng bị ê buốt, khó chịu. 

6. Những lưu ý sau khi áp dụng các biện pháp điều trị

Sau khi điều trị, bạn cần phải thực hiện theo những lời khuyên sau để bảo vệ răng nướu, đồng thời để tránh răng bị sậm màu trở lại.

  • Tránh thức ăn sẫm màu như trà, cà phê, rượu vang, nghệ, cà ri, nước sốt cà chua… đây là những thực phẩm dễ khiến răng bị nhiễm màu. 
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ ăn lạnh, đồ chua… để tránh răng bị ê buốt nếu tẩy trắng răng. 
  • Tăng cường chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất để giúp răng nướu khỏe mạnh hơn. 
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách. Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng kết hợp nước súc miệng và chỉ nha khoa để chăm sóc răng nướu được tốt nhất. 
  • Chọn kem đánh răng có chứa thành phần giúp răng trắng như kem đánh răng Ngọc Châu trắng sáng. Sản phẩm có chứa các thành phần giúp cải thiện màu răng tự nhiên như vỏ quả cau, tinh chất cây Neem và muối tinh khiết. Ngoài ra, kem đánh răng Ngọc Châu còn có chứa nhiều dược liệu, giúp nuôi dưỡng răng nướu chắc khỏe; đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa một số bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, chảy máu chân răng, nhiệt miệng…. 

Kem đánh răng Ngọc Châu trắng sáng

Bài viết trên của Dược liệu Ngọc Châu hi vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này. Nếu bạn còn có những vấn đề khác liên quan đến sức khỏe răng miệng, hãy để lại tin nhắn dưới bài viết, đội ngũ chuyên gia của Dược liệu Ngọc Châu sẽ giúp bạn giải đáp. 

Ngọc Châu, thương hiệu kem đánh răng dược liệu được tin dùng và giới thiệu nhất
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bộ sản phẩm Ngọc Châu

Icon

Khám phá các dòng sản phẩm Ngọc Châu phù hợp nhu cầu chăm sóc răng miệng cho cả gia đình

Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu cho trẻ trên 6 tuổi

Làm sạch, giúp: ngừa sâu răng, giảm mảng bám...

Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu

Làm sạch miệng, khử mùi hôi miệng. Kháng khuẩn,...

Kem đánh răng Dược liệu Ngọc Châu trắng sáng

Làm sạch, giảm mảng bám, cao răng, vết ố...

Kem đánh răng Dược liệu Ngọc Châu truyền thống

Làm sạch, ngừa sâu răng, mảng bám răng, giữ...

Kem đánh răng Dược liệu Ngọc Châu chuyên gia

Giúp: Làm sạch, ngừa sâu răng, giảm mảng bám...

Loading