• VN
  • EN
Liên hệ

Răng mẻ bị ê buốt có nguy hiểm không?

Răng mẻ bị ê buốt gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt khi ăn uống. Vậy tình trạng này có gây nguy hiểm không và làm cách nào để khắc phục tình trạng này?

Răng bị mẻ đau nhức, ê buốt là do lớp men răng bị tổn thương

1. Vì sao răng mẻ bị ê buốt? 

Răng bị mẻ đau nhức, đau buốt là do lớp men răng bị tổn thương dẫn đến ngà răng hoặc tủy răng bị lộ ra ngoài. Lớp ngà răng và tủy răng rất nhạy cảm, dễ bị đau buốt khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích như đồ nóng lạnh, đồ chua cay, đồ ngọt….

Đối với những người răng bị vỡ, cảm giác đau buốt sẽ nhanh chóng biến mất khi không phải chịu tác động của các yếu tố kích thích. Nhưng nếu không sớm có biện pháp phục hình răng, thì vi khuẩn sẽ tấn công gây một số vấn đề như sâu răng, viêm tủy…. Khi đó tình trạng ê răng sẽ trở nên nặng hơn. 

2. Răng mẻ bị đau buốt có nguy hiểm không? 

Hiện tượng răng bị ê buốt do vỡ mẻ sẽ không gây nguy hiểm nếu sớm phục hình răng. Nhưng nếu chủ quan không điều trị, thì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. 

Tại điểm răng bị vỡ, các vi khuẩn gây hại có thể tấn công gây sâu răng gây đau nhức khó chịu. Sau đó sâu răng có thể lan rộng đến tủy gây viêm tủy dẫn đến áp xe răng, nhiễm trùng răng, nhiễm trùng máu. Đó là hai bệnh lý gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu không sớm được điều trị. 

3. Các biện pháp xử lý 

3.1. Hàn trám răng 

Đây là bước đơn giản nhất để phục hình răng. Dựa vào tình trạng sứt mẻ của răng, bác sĩ sẽ sử dụng các chất liệu phù hợp để lấp đầy phần răng bị mất, khôi phục lại hình dạng ban đầu của răng và không gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.

Hàn trám răng là bước đơn giản nhất để phục hình răng bị sứt mẻ

Trong trường hợp răng bị tổn thương và vẫn giữ được mảnh vỡ ban đầu của răng nguyên vẹn. Bác sĩ có thể sử dụng mảnh răng gốc để gắn lại vị trí cũ nếu đảm bảo chất lượng. Nhưng thông thường bác sĩ sẽ sử dụng các chất liệu nhân tạo như composite để trám răng.

3.2. Dán răng sứ Veneer

Dán răng sứ Veneer là cách phục hình răng sử dụng một miếng dán sứ có độ dày khoảng 0,5mm để gắn lên răng, nhằm phục hình răng và ngăn không cho vi khuẩn tấn công răng. Kỹ thuật này hỏi phải được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề giỏi để phục hình răng tốt nhất. 

3.3. Bọc răng sứ 

Bọc răng sứ được áp dụng khi không thể hàn hoặc dán sứ, ví dụ như gãy ngang thân răng. Khi đó, bác sĩ sẽ dùng một mão sứ để chụp lên răng cũ để phục hình răng về hình dạng ban đầu. Yêu cầu đối với phương pháp nha khoa thẩm mỹ này là phải có chân răng để làm trụ, có như vậy mới chụp được mão răng. 

3.4. Trồng răng giả 

Trồng răng giả được áp dụng khi răng bị vỡ và không thể áp dụng các cách phục hình răng khác, bắt buộc phải nhổ. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định trồng răng giả để khôi phục khả năng ăn nhai, cũng như ngăn ngừa các vấn đề như tiêu xương hàm răng. 

Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính, mà người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp trồng răng khác nhau như: hàm giả tháo lắp, cầu răng giả, trồng răng implant. 

4. Cách giảm ê buốt răng bị sứt mẻ 

4.1. Sử dụng kem đánh răng cho răng nhạy cảm 

Khi răng bị sứt mẻ, bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa nhiều thành phần hóa học. Thay vào đó nên dùng các sản phẩm được chiết xuất từ các dược liệu tự nhiên, lành tính như kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu.

kem-danh-rang-duoc-lieu-ngoc-chau-chinh-hang

Sản phẩm với tác dụng kháng khuẩn và chống viêm, sẽ giúp kiểm soát các vi khuẩn gây hại cho răng miệng. Từ đó góp phần ngăn không cho chúng tấn công những điểm bị sứt mẻ gây sâu răng, viêm tủy. 

Bên cạnh đó, kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu với các thành phần dưỡng chất như vitamin E, muối tinh khiết, flo… sẽ giúp răng nướu trở nên chắc khỏe hơn, trong khoảng thời gian chờ đợi thực hiện phục hình răng. Vì đối với cách như bọc răng sứ, trồng răng giả thì quá trình chuẩn bị mão răng, răng giả sẽ mất khá nhiều thời gian. 

4.2. Vệ sinh răng nướu nhẹ nhàng 

Trong quá trình vệ sinh răng miệng, bạn nên sử dụng bàn chải có đầu lông mềm và đánh răng nhẹ tay, để hạn chế tối đa tác động lên răng bị tổn thương. Đồng thời nên sử dụng chỉ nha khoa thay thế tăm xỉa răng, để loại bỏ các vụn thức ăn ra khỏi kẽ răng. 

4.3. Súc miệng bằng nước muối 

Thành phần chính của nước muối là khoáng chất NaCl có tính sát khuẩn, khử trùng hiệu quả
Thành phần chính của nước muối là khoáng chất NaCl có tính sát khuẩn, khử trùng hiệu quả

Dung dịch nước muối có tính sát trùng, kháng khuẩn cao. Vì thế bạn nên dùng nước muối để súc miệng ít nhất 2 lần/ngày để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, gây hại cho răng nướu. 

4.4. Tránh xa các tác nhân kích thích 

Bạn nên hạn chế ăn uống các đồ quá nóng lạnh, chua cay, đồ ngọt, nước uống có gas, cà phê…. Vì các thực phẩm này sẽ khiến tình trạng ê buốt răng trở nên nghiêm trọng hơn.

Những chia sẻ của Dược liệu Ngọc Châu trong bài viết trên, hi vọng sẽ giúp ích được cho bạn nếu không may rơi vào tình huống răng vỡ mẻ. Hãy sớm áp dụng phương pháp khắc phục phù hợp nhất, để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng nướu và cuộc sống hàng ngày nhé. 

Ngọc Châu, thương hiệu kem đánh răng dược liệu được tin dùng và giới thiệu nhất
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bộ sản phẩm Ngọc Châu

Icon

Khám phá các dòng sản phẩm Ngọc Châu phù hợp nhu cầu chăm sóc răng miệng cho cả gia đình

Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu cho trẻ trên 6 tuổi

Làm sạch, giúp: ngừa sâu răng, giảm mảng bám...

Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu

Làm sạch miệng, khử mùi hôi miệng. Kháng khuẩn,...

Kem đánh răng Dược liệu Ngọc Châu trắng sáng

Làm sạch, giảm mảng bám, cao răng, vết ố...

Kem đánh răng Dược liệu Ngọc Châu truyền thống

Làm sạch, ngừa sâu răng, mảng bám răng, giữ...

Kem đánh răng Dược liệu Ngọc Châu chuyên gia

Giúp: Làm sạch, ngừa sâu răng, giảm mảng bám...

Loading