Tình trạng răng ê buốt và lung lay cùng xuất hiện tại một thời điểm gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là ăn uống khiến nhiều người lo lắng không biết nguyên nhân do đâu. Vậy tại sao răng ê buốt và lung lay, cũng như cách điều trị thế nào? Hãy cùng Dược liệu Ngọc Châu tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân
1.1. Mắc các bệnh lý về nướu
Các bệnh lý về nướu như viêm lợi, viêm nha chu… có thể dẫn đến tụt lợi, mòn cổ chân răng. Điều này khiến chân răng bị ê buốt, đồng thời khiến răng bị lung lay nếu bệnh không sớm được điều trị dứt điểm. Ngoài ra các bệnh lý về nướu còn khiến nướu bị sưng đau khó chịu. Bệnh có thể phát triển nặng gây nhiễm trùng, phá hủy mô xương dẫn đến mất răng.
1.2. Tiêu xương răng
Tiêu xương răng là tình trạng mất răng nhưng không sớm có biện pháp trồng răng phục hình, khiến xương hàm bị tiêu biến gây ảnh hưởng đến cấu trúc của hàm răng. Phần xương hàm bị yếu, khiến những chân răng bên cạnh không bám chắc chắn được vào xương hàm, dễ khiến răng bị lung lay; đồng thời làm tăng tỉ lệ ê buốt do chân răng lộ ra ngoài.
1.3. Chăm sóc răng miệng không đúng cách
Chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công răng miệng. Lâu ngày, vi khuẩn sẽ ăn sâu vào lớp niêm mạc và lớp tủy chân răng để gây hại. Chình vì vậy, đây cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng trên.
1.4. Răng bị chấn thương
Những tác động của ngoại lực như va đập, nhai phải những đồ ăn quá cứng… có thể khiến răng bị sứt mẻ và lung lay, gây ra tình trạng đau buốt răng. Khi đó, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh tại các vị trí răng bị sứt mẻ, gây sâu răng hoặc các vấn đề nghiêm trọng hơn.
2. Cách làm giảm triệu chứng răng ê buốt và lung lay
2.1. Chăm sóc răng miệng đúng cách
Đánh răng đúng cách ít nhất 2 lần mỗi ngày vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Bạn nên sử dụng bàn chải đánh răng đầu nhỏ và mềm; đồng thời không nên chải răng quá mạnh và quá lâu, để tránh làm tổn thương đến răng nướu.
Hạn chế tối đa việc sử dụng tăm nhọn xỉa răng để tránh tổn thương đến răng và lợi. Bạn nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ sạch sẽ thức ăn dư thừa bám ở kẽ răng.
Bên cạnh đó, nên thay mới bàn chải đánh răng theo định kỳ 2 – 3 tháng/lần. Trong trường hợp bàn chải đánh răng bị xù hoặc mòn quá mức, thì nên thay sớm để tránh khiến tình trạng ê buốt răng trở nên nghiêm trọng hơn.
2.2. Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng răng bị ê buốt và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về nướu, súc miệng với nước muối mỗi ngày sẽ giúp thúc đẩy quá trình chữa lành tự nhiên, loại bỏ vi khuẩn làm viêm nhiễm ở nướu răng.
2.3. Thay đổi những thói quen xấu
Để tránh khiến vấn đề răng bị ê buốt và lung lay nặng hơn, bạn nên từ bỏ một số thói quen xấu như:
- Hút thuốc: Thói quen hút thuốc khiến răng dễ bị ố vàng và hình thành các mảng bám trên cao răng nhiều hơn, dễ dẫn đến các bệnh lý về viêm nướu.
- Rượu bia, đồ uống có gas, cà phê: Các chất kích thích này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng nướu cao gấp 2 lần, so với những người ít không hoặc ít sử dụng các loại đồ uống này.
- Hạn chế sử dụng các thức ăn cay nóng, đồ ăn quá cứng hay đồ ăn lạnh: Những thức ăn hay đồ uống này chỉ khiến cho tình trạng ê buốt răng càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Đồ ngọt: Các loại đồ ăn và thức uống có đường có thể kích thích sự phát triển của vi khuẩn và mảng bám, nên cũng cần hạn chế tối đa.
2.4. Áp dụng các biện pháp nha khoa
Nếu tình trạng nghiêm trọng, áp dụng những biện pháp chăm sóc răng miệng thông thường không mang lại hiệu quả. Bạn cần sớm đến nha khoa để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây ra vấn đề này chính xác nhất. Từ đó, bác sĩ sẽ giúp bạn có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà bạn gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định những can thiệp nha khoa nếu cần. Thông thường, bạn sẽ được điều trị bằng các biện pháp trám răng, hút tủy hoặc nhổ bỏ răng nếu cần, để phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, cũng như giúp bảo tồn cho các răng còn lại.
Đối với những răng bị nhổ bỏ, nha sĩ sẽ khuyên bạn nên tiến hành trồng răng phục hình, để đảm bảo việc nhai hoặc nghiền nát thức ăn.
2.5. Khám nha khoa định kỳ
Cuối cùng, để có thể phát hiện những vấn đề về răng miệng ngay từ sớm bạn nên thăm khám răng theo định kỳ 1 năm 2 lần. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào chứng tỏ nướu của bạn đang không khỏe mạnh thì bạn nên đến gặp nha sĩ để được thăm khám ngay. Đừng quên lấy cao răng 6 tháng/lần để ngăn ngừa viêm lợi cũng như các bệnh về nướu khác.
2.6. Sử dụng Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu
Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu là sản phẩm chăm sóc răng miệng an toàn, lành tính được các chuyên gia nha khoa khuyên dùng. Sản phẩm đặc biệt hiệu quả đối với những người răng nướu nhạy cảm, dễ bị ê buốt.
Hiệu quả hỗ trợ chăm sóc răng bị ê buốt của kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu đến từ các thành phần chủ yếu gồm: đinh hương, vỏ quả cau và dưỡng chất vitamin E. Cụ thể:
- Đinh hương: Hợp chất eugenol trong đinh hương có tác dụng gây tê và giảm đau hiệu quả. Do đó, giúp làm giảm các cơn khó chịu do ê buốt răng gây ra.
- Vỏ quả cau: Các chất chát trong vỏ cau có tác dụng làm nướu co lại, ôm sát vào chân răng, giúp răng chắc khỏe.
- Vitamin E: Vitamin E có tác dụng nuôi dưỡng lợi, giúp lợi chắc khỏe. Nhờ đó làm giảm các vấn đề về nướu, đồng thời giúp lợi bám chắc vào chân răng, góp phần hạn chế tình trạng răng bị lung lay.
Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu được nghiên cứu bởi đội ngũ chuyên gia nha khoa và các chuyên gia bào chế. Vì thế, các thành phần được phối hợp một cách khoa học, giúp phát huy tác dụng hiệp đồng lên cả răng và lợi. Nhờ đó, sản phẩm không chỉ làm sạch, bảo vệ bên ngoài, mà còn tác động sâu vào răng và nướu, giúp răng nướu chắc khỏe và hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng hiệu quả.
Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn có thể biết cách phòng ngừa và cải thiện tình trạng răng ê buốt và lung lay hiệu quả. Chúc các bạn sở hữu hàm răng chắc khỏe như mong muốn.