Răng bị Ê buốt khi nhai gây nhiều bất tiện và khó chịu trong ăn uống. Tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, cũng như hoạt động của hệ tiêu hóa. Vậy tại sao lại bị ê buốt răng khi nhai và có những cách nào giải quyết triệt để vấn đề này? Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc răng miệng, Dược liệu Ngọc Châu sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích nhất vtrong bài viết dưới đây.
1. Một số nguyên nhân dẫn đến ê buốt khi nhai
1.1. Sâu răng
Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến dẫn đến tính trạng ê buốt răng khi nhai. Vi khuẩn gây sâu răng tấn công khiến men răng mỏng đi, ăn sâu vào ngà răng, thậm chí là tủy. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức răng và ê buốt răng khi gặp các tác nhân kích thích. Đặc biệt, tình trạng ê buốt răng sẽ khó chịu hơn khi ăn uống, ăn các loại thức ăn quá nóng, quá lạnh hoặc có chứa nhiều axit.
1.2. Viêm tủy
Viêm tủy thường xảy ra do sâu răng tấn công đến tủy hoặc do viêm cuống răng giai đoạn nặng. Lúc này tủy răng bị lộ ra ngoài, tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. Tủy răng rất nhạy cảm, do đó chỉ cần một yếu tố kích thích nhỏ trong cũng có thể gây ê buốt răng. Thậm chí không cần ăn uống hoặc nhai nuốt, răng vẫn có thể xuất hiện những cơn đau nhức khó chịu.
1.3. Viêm nướu và các mô xung quanh răng
Viêm nướu và viêm các mô xung quanh răng sẽ khiến răng nướu nhạy cảm hơn bình thường. Dẫn đến tình trạng răng ê buốt kéo dài nếu như bệnh không được trị dứt điểm.
Hai bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tụt nướu răng, tiêu xương ổ răng, khiến cho chân răng không được bảo vệ chắc khỏe và dẫn đến tình trạng răng bị lung lay và dễ rụng. Ngoài ra, viêm nướu còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công vào răng, gây sâu răng, viêm tủy.
1.4. Răng bị chấn thương
Khi bị chấn thương do tai nạn, va đập có thể khiến cho răng bị nứt, mẻ, vỡ, gãy… Điều đó làm lộ phần ngà răng và tủy răng ra ngoài nên dễ gây tình trạng đau nhức và ê buốt răng. Do đó, nếu răng bị vỡ mẻ, thì bạn nên đến gặp nha sĩ để phục hình lại răng sớm, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và quá trình ăn uống. Việc này cũng sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây hại tấn công vào ngà răng và tủy răng gây viêm tủy, sâu răng….
1.5. Răng bị bào mòn quá mức
Theo thời gian, răng của chúng ta sẽ bị bào mòn dần khi nhai. Điều đó chứng tỏ rằng, tuổi càng cao thì răng bị bào mòn càng nhiều. Khi răng bị bào mòn quá mức thường gây ê buốt răng đặc biệt là khi nhai hoặc ăn những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.
Ngoài ra, tình trạng răng bị bào mòn còn do cách vệ sinh và chăm sóc răng không đúng cách. Nhất là thói quen chải răng quá mạnh, thường xuyên ăn thức ăn cứng hoặc thói quen nghiến răng… làm tăng lực ma sát khiến cho răng bị bào mòn nhanh hơn.
1.6. Phục hình sai kỹ thuật
Khi thực hiện một số biện pháp trám răng, bọc răng sứ mà nha sĩ thực hiện sai kỹ thuật có thể dẫn đến một số hệ lụy như răng bị đau nhức và ê buốt.
2. Cách khắc phục răng bị ê buốt khi nhai tại nhà
2.1. Dùng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu
Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu là một sản phẩm của Công ty Dược phẩm Hoa Linh, được nghiên cứu bởi đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành dưới sự tham vấn của đội ngũ bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ và lương y. Kết hợp với hệ thống dây chuyền hiện đại, đã cho ra đời sản phẩm kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu hỗ trợ chăm sóc răng miệng hiệu quả, đặc biệt là khi răng bị ê buốt.
Với tinh chất được chiết xuất từ đinh hương có tác dụng giảm đau và gây tê, kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu góp phần làm dịu những cơn ê buốt răng đáng kể. Ngoài ra, sản phẩm này có có tính kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Do đó có thể góp phần ngăn ngừa một số bệnh lý về răng miệng dẫn đến ê buốt răng như viêm nướu, sâu răng, viêm quanh cuống răng….
Kiên trì sử dụng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu 2 – 3 lần/ngày, sau một thời gian ngắn cũng góp phần giúp răng nướu trở nên chắc khỏe và trắng sáng hơn.
Có thể bạn nên biết: Cách trị ê buốt răng tại nhà
2.2. Súc miệng bằng nước muối
Ngoài tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, súc miệng thường xuyên bằng nước muối còn giúp cải thiện tình trạng ê buốt răng đáng kể.
Lưu ý, khi sử dụng nước muối súc miệng bạn không nên pha nước quá mặn hoặc quá nhạt. Nếu sử dụng quá nhiều muối sẽ dễ gây tổn thương lớp niêm mạc miệng. Còn nếu dùng quá ít muối sẽ không đạt được hiệu quả làm sạch khoang miệng và giảm ê buốt răng.
Chính vì vậy, cách hữu ích và an toàn nhất là bạn vẫn nên sử dụng nước muối sinh lý được bày bán rất nhiều ở các hiệu thuốc Tây. Nước muối sinh lý được pha sẵn với liều lượng phù hợp rất an toàn và mang lại hiệu quả rất tốt trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng. Bạn không nên súc miệng bằng nước muối quá 3 lần/1 ngày.
2.3. Tinh dầu đinh hương
Dầu đinh hương có vị cay, tính ôn và được y học sử dụng rất nhiều nhờ tác dụng gây tê dây thần kinh và giảm đau nhanh chóng. Bởi trong tinh dầu đinh hương có chứa các thành phần như: vitamin B, C, E và K, kẽm, canxi, folate và chiếm đến hơn 70% là eugenol – đây là hoạt chất có tác dụng gây tê cực mạnh.
Chính vì vậy, dầu đinh hương được sử dụng phổ biến giúp giảm thiểu các cơn đau nhức và ê buốt răng nhanh chóng.
Cách sử dụng hết sức đơn giản, bạn chỉ cần nhỏ khoảng 2 giọt tinh dầu đinh hương vào miếng bông gòn rồi nhét vào vị trí răng bị ê buốt khoảng 3 phút thì lấy ra. Sau đó bạn súc miệng lại với nước sạch là tình trạng ê buốt răng sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
2.4. Nha đam
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra được trong gel nha đam có các thành phần như: anthraquinones, anthraquinones và propolis tốt cho sức khỏe của răng miệng. Các hoạt chất này có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn và làm lành vết thương nhanh chóng.
Nhờ đó, nha đam cũng được sử dụng để chữa ê buốt răng hiệu quả. Ngoài ra, nha đam còn chứa nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết giúp bảo vệ răng chắc khỏe như: vitamin B, C, E, canxi, magie, kẽm, sắt… Do đó, ngoài tác dụng giảm ê buốt răng, nha đam còn được dùng để điều trị tình trạng viêm nướu và giúp tẩy trắng răng.
Cách dùng: Lấy phần gel nha đam đem cắt thành từng miếng dài khoảng 2 – 3cm và đắp lên vị trí răng bị ê buốt trong khoảng 5 phút rồi súc miệng bằng nước bình thường.
2.5. Trà xanh
Trà xanh có chứa một số thành phần như: catechin, florua và axit tannic… chúng có tác dụng phục hồi lại lớp men răng và hạn chế sự hoàn tan của canxi, giúp phục hồi tổn thương ở ngà răng khi tiếp xúc với môi trường axit hoặc nhiệt độ. Ngoài ra, nước trà xanh còn có tác dụng chống oxy hóa nên khi sử dụng loại nước này để súc miệng còn chữa ê buốt răng và giúp hơi thở thơm mát.
Cách dùng: Lấy 1 nắm trà xanh tươi đem rửa sạch và nấu với 1 lít nước. Khi nước sôi thì đun thêm 5 phút nữa là dùng được. Để nước ấm và sử dụng để súc miệng. Mỗi ngày bạn có thể súc miệng bằng nước trà xanh từ 2 – 3 lần, trước các bữa ăn chính khoảng 20 phút và không cần vệ sinh lại bằng nước sạch.
2.6. Chăm sóc răng đúng cách
Để phát huy được hiệu quả tối đa từ các phương pháp điều trị tại nhà, bạn nên thực hiện chăm sóc răng đúng cách để bảo vệ răng lợi chắc khỏe. Dưới đây là những điều bạn cần phải làm để cải thiện tình trạng ê buốt răng khi nhai, cũng như góp phần phòng tránh được các bệnh răng miệng khác:
- Đánh răng đúng cách 2 lần mỗi ngày, để làm sạch mảng bám và thức ăn dư thừa trên kẽ răng. Lưu ý, tránh chải răng quá mạnh và quá lâu.
- Sử dụng bàn chải đánh răng có đầu nhỏ và lông mềm để tránh gây tổn thương cho răng lợi. Bạn cần thay mới bàn chải sau 3 tháng sử dụng.
- Hạn chế ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.
- Tránh xa những đồ ăn, thức uống chứa nhiều axit, thực phẩm lên men, nước có cồn và gas.
- Khám răng theo định kỳ 6 tháng 1 lần.
Tóm lại, răng bị ê buốt khi nhai có thể ngăn chặn được bằng rất nhiều biện pháp kể trên. Nếu tình trạng này chỉ kéo dài một vài ngày thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu nó kéo dài hơn 10 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để tìm rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục phù hợp.