Theo các chuyên gia nha khoa cơ thể thiếu một số vitamin cần thiết cũng là tác nhân dẫn đến nhiệt miệng. Vậy nhiệt miệng nên uống vitamin gì để cải thiện bệnh và ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.
1. Vitamin có tác dụng trị nhiệt miệng không?
Nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy, bệnh nhiệt miệng có liên quan đến việc cơ thể thiếu hụt một số loại vitamin và khoáng chất cần thiết. Do đó, khi mắc bệnh lý này nên tăng cường bổ sung các vitamin cần thiết một cách khoa học. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh, đồng thời ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát hiệu quả, đặc biệt vào mùa hè nóng nực.
2. Nhiệt miệng nên uống vitamin gì tốt nhất?
2.1. Uống vitamin C
Vitamin C nổi tiếng với công dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nếu để bạn bị thiếu hụt vitamin C, cơ thể bạn sẽ dần suy nhược, mệt mỏi, hàng rào phòng thủ của hệ miễn dịch trở nên lỏng lẻo. Khi đó, vi khuẩn gây hại sẽ dễ dàng xâm nhập, phát triển và tấn công các tế bào lành lặn trong niêm mạc miệng gây ra vết loét.
Chính vì vậy, người bị nhiệt miệng nên tăng cường bổ sung vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Đồng thời giúp cho vết loét mau chóng lành lại hơn và hạn chế bệnh tái phát.
2.2. Uống vitamin B2
Vitamin B2 là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển cũng như phục hồi các mô của cơ thể gồm: da, mô liên kết, màng nhầy, hệ thống miễn dịch và thần kinh. Tình trạng thiếu hụt vitamin B2 có thể gây ra các bệnh lý về răng miệng (đau răng, viêm lợi, nhiệt miệng), với những biểu hiện như là chán ăn, ăn không ngon miệng.
Với người bị nhiệt miệng, nếu cơ thể bị thiếu vitamin B2 sẽ khiến cho tình trạng lở loét miệng, nhiệt miệng thêm nặng hơn. Do đó, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B2 chữa nhiệt miệng được rất nhiều người áp dụng.
2.3. Uống vitamin B3
Vitamin B3 hay còn gọi vitamin PP tham gia vào quá trình vận chuyển hydro và điện giải các phản ứng oxi hóa khử. Vitamin này có tác động đến quá trình tổng hợp và phân hủy các thành phần hợp chất khác. Cơ thể bị thiếu hụt vitamin B3 sẽ dẫn đến những biểu hiện như: chán ăn, cơ thể suy nhược, viêm da, lở miệng, viêm lưỡi…
2.4. Uống vitamin B7
Vitamin B7 (biotin) là loại vitamin cần thiết cho sự phát triển của tế bào, sản xuất axit béo và sự trao đổi chất của các axit amin.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin B7 có thể dẫn đến tác động xấu trên nhiều bộ phận cơ thể. Đặc biệt, những người bị thiếu hụt vitamin B7 sẽ làm cho các vết loét thêm đau nhức và tình trạng viêm trầm trọng hơn theo thời gian.
3. Bổ sung vitamin trị nhiệt miệng bằng nguồn nào?
3.1. Các loại rau củ quả
Thông thường, bạn có thể bổ sung vitamin cho cơ thể qua các loại rau củ quả tươi. Đây là nhóm thực phẩm giàu vitamin, đồng thời còn cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, được các bác sĩ khuyến khích nên tăng cường tiêu thụ mỗi ngày.
Đối người bị nhiệt miệng, nên ăn nhiều các loại thực phẩm sau:
- Vitamin B2: Rau bina, súp lơ xanh, nấm, yến mạch, hạnh nhân…
- Vitamin B3: Gạo lứt, lúa mì, đậu Hà Lan, khoai tây…
- Vitamin B7: Ngũ cốc, cà rốt, quả óc chó, rau chân vịt, bánh mì, đậu nành…
- Vitamin C: Các loại quả họ cam như: cam, bưởi, chanh, quýt… rất giàu vitamin C. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung vitamin C từ ổi, ớt chuông, quả kiwi, súp lơ xanh, dâu tây, đu đủ…
Có thể bạn quan tâm: Nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
3.2. Các loại thịt, cá, trứng
Trong các loại thịt, cá cũng chứa nhiều các vitamin có tác dụng điều trị bệnh nhiệt miệng, cụ thể như:
- Vitamin B2: Thịt đỏ, thịt lợn, thịt gà, gan động vật, cá hồi….
- Vitamin B3: Cá ngừ, cá cơm, cá hồi, thịt bò….
- Vitamin B7: Cá trích, cá mòi, cá ngừ, trứng, sữa…
3.3. Thực phẩm chức năng
Chế độ dinh dưỡng vẫn luôn là phương pháp bổ sung vitamin hàng đầu cho cơ thể. Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều rất nhiều bệnh với tác dụng lâu dài. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hấp thu được tối đa hàm lượng vitamin trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Trong trường hợp, cơ suy yếu, sức đề kháng kém, bệnh tật cơ thể không có khả năng hấp thụ tốt thức ăn hàng ngày thì bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để lựa chọn các loại viên uống bổ sung vitamin và khoáng chất phù hợp.
Ở các bệnh viện, phòng khám và các cửa hàng thuốc tây có bày bán rất nhiều loại vitamin dạng viên nén, viên sủi hoặc siro cho người bị nhiệt miệng tương ứng với từng độ tuổi. Bạn có thể tìm mua loại thuốc phù hợp.
Bạn cần kiểm tra kỹ thành phần xem có chất kích ứng với cơ thể hay không và lựa chọn loại viên uống phù hợp theo khuyến nghị của bác sĩ.
Việc sử dụng viên uống sẽ không thể loại trừ được khả năng bạn có thể gặp phải những tác dụng phụ ngoài ý muốn như là chóng mặt, phát ban, buồn nôn, giãn mạch máu ở mặt. Chính vì vậy, để tránh gặp phải tình trạng này, bạn nên tham khảo kỹ lưỡng chỉ dẫn của bác sĩ cũng như bổ sung vitamin đúng chỉ định. Trong quá trình sử dụng, nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào bạn nên ngừng uống và thông báo ngay cho bác sĩ để được điều chỉnh kịp thời.
Xem thêm: 15 cách trị nhiệt miệng tại nhà
Qua bài viết trên của Dược liệu Ngọc Châu, chắc hẳn bạn đã biết được bị nhiệt miệng nên uống vitamin gì và bổ sung như thế nào cho đúng. Bạn có thể áp dụng ngay hôm nay để sớm giải quyết tình trạng nhiệt miệng do thiếu vitamin nhé!
[…] không? Nếu bạn cũng đang phân … rebatngo.org Không tìm thấy Không tìm thấy duoclieungocchau.vn Nhiá»t miá»ng nên uá»ng Vitamin gì cho nhanh khá»i | Dược liá»u […]
[…] Nhiệt miệng nên uống vitamin gì? […]
Chào chị, Nếu bị nhiệt miệng là do cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất, thì chị có thể bổ sung thêm các nhóm dinh dưỡng này dưới dạng viên uống. Chị nên uống các viên vitamin C, vitamin nhóm B, viên sắt, kẽm và axit folic, hoặc có thể uống các viên vitamin tổng hợp để nhanh chóng cải thiện sức khỏe, làm giảm triệu chứng bệnh nhiệt miệng.
Chị có thể tham khảo bài viết của nhãn hàng để hiểu thêm ạ
https://duoclieungocchau.vn/bi-nhiet-mieng-nen-uong-thuoc-gi/
Chúc chị sớm khỏe mạnh và luôn đồng hành cùng nhãn hàng ạ!