8 Cách giảm đau khi mọc răng khôn hiệu quả

Đau răng khôn là một trong những vấn đề “phiền não” của người trưởng thành. Vì chiếc răng này không những không đóng vai trò gì trong chức năng nhai, mà còn gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Vậy mọc răng khôn (răng cấm) có nguy hiểm không, dấu hiệu và cách xử lý chiếc răng này như thế nào? Dưới đây là tổng hợp những câu hỏi về răng khôn được nhiều người thắc mắc nhất. Hãy cùng theo dõi để hiểu rõ hơn về chiếc răng này nhé. 

Giải đáp những câu hỏi khi bị đau răng khôn

1. Dấu hiệu mọc răng khôn

Răng khôn hay còn gọi răng số 8 thường mọc trong giai đoạn 17 – 25 tuổi, cũng có trường hợp mọc muộn hơn hoặc không mọc. Răng khôn mọc ở vị trí sâu nhất trong cung hàm, bao gồm cả hàm trên và hàm dưới. Chiếc răng này xuất hiện khi cung hàm đã phát triển hoàn thiện, nên thường sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau: 

  • Nướu đỏ hoặc sưng: Cũng giống như những chiếc răng khác, khi răng số 8 mọc cũng sẽ khiến nướu bị đỏ hoặc sưng. Đối với răng khôn hàm dưới, bạn có thể dễ dàng quan sát dấu hiệu này bằng mắt thường. Còn đối với hàm trên, bạn có thể cảm nhận được nướu sưng phồng và hơi cộm. 
  • Đau nhức: Đau nhức răng là triệu chứng thường gặp nhất. Những cơn đau trầm trọng hơn so với khi mọc những chiếc răng khác. Vì lúc này xương hàm đã phát triển hoàn thiện, độ cứng lớn nên khi răng khôn đâm ra sẽ gây đau hơn bình thường. 
  • Sốt: Nhiều người sẽ bị sốt, dù không sốt cao nhưng trạng thái sốt âm ỉ khiến cơ thể mệt mỏi. Kèm theo đó là ăn uống không ngon miệng, dẫn đến thiếu chất nên càng khiến cơn sốt khó dứt hơn. 
  • Co cứng hàm: Mọc răng số 8 cũng sẽ dẫn đến tình trạng co cứng hàm, khiến hàm không thể há to được như bình thường. Lúc này việc ăn uống hay nói chuyện cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. 
  • Hôi miệng: Khi vùng nướu bị sưng đau sẽ dẫn đến tình trạng khó vệ sinh sạch sẽ. Vụn thức ăn không được làm sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu. 

2. Mọc răng khôn có nguy hiểm không?

  • Viêm nướu: Răng khôn mọc sâu trong cung hàm, nên việc vệ sinh răng rất khó khăn. Cùng với đó nướu thường bị sưng đau, nên nhiều người khi đánh răng thường theo phản xạ tránh xa khỏi khu vực đó. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nướu. Tình trạng nặng hơn có thể dẫn đến viêm nha chu, viêm quanh cuống răng. 
  • Sâu răng: Không được vệ sinh sạch sẽ cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng. Ngoài ra do vị trí ở trong cùng khó quan sát, nên khi phát hiện thường sâu răng đã đến giai đoạn nặng, khó điều trị. 
  • Nhiễm khuẩn, viêm lợi trùm: Răng khôn thường mọc theo từng giai đoạn, nên thường có tình trạng nướu trùm lên răng. Đó sẽ là vị trí lý tưởng cho vi khuẩn trú ngụ hoặc vụn thức ăn đọng lại, lâu dần sẽ gay viêm lợi trùm có mủ hoặc viêm quanh chân răng cấp. Tình trạng này nếu không sớm xử lý có thể gây nhiễm trùng máu. 
  • Hỏng răng bên cạnh: Răng khôn mọc lệch gây chèn ép răng bên cạnh, răng khôn mọc ngầm đâm thẳng vào răng bên cạnh. Những trường hợp này đều khiến răng bên cạnh bị đau nhức và yếu đi, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm và sâu răng dẫn đến hỏng răng. 
  • U nang xương hàm: Trong một số ít trường hợp, răng khôn mọc lệch có thể dẫn đến u nang xương hàm. Đây là bệnh lý trong xương hàm, các nang chứa dịch nhầy hoặc hình thành khối u gây hỏng răng, hỏng xương hàm và làm tổn thương các dây thần kinh xung quanh. 
  • Rối loạn dây thần kinh phản xạ và cảm giác: Vị trí của răng khôn có chứa nhiều sợi dây thần kinh phản xạ và cảm giác. Khi răng mọc lệch và chèn lên những dây thần kinh này sẽ khiến dây thần kinh bị tổn thương. Kéo theo đó là gây ra tình trạng mất cảm giác và phản xạ ở lưỡi, môi, da. 
Viêm lợi trùm răng khôn
Viêm lợi trùm răng khôn

3. Đau do mọc răng khôn có tự hết không? 

Không giống như răng sữa hoặc các răng vĩnh viễn khác, thời gian răng khôn mọc rất lâu, có thể 1 – 2 năm hoặc kéo dài đến 3 – 5 năm. Răng khôn mọc theo từng giai đoạn, mỗi lần mọc có thể mất vài tuần hoặc đến cả tháng. 

Thông thường cảm giác đau sẽ chấm dứt khi răng dừng mọc. Sau một thời gian răng số 8 mọc lại thì cảm giác đau nhức sẽ tiếp tục, cho đến khi răng mọc hoàn toàn. Nhưng nếu răng khôn bị viêm nhiễm hoặc sâu răng thì các cơn đau có thể kéo dài âm ỉ ngày này qua ngày khác, cho đến khi các bệnh lý này được điều trị. 

4. Cách chữa đau răng khôn số 8 

Răng khôn bị đau làm sưng má, sưng mặt là tình trạng thường gặp do răng khôn mọc ra gây chèn ép nướu và gây sưng đau. Lúc này, bạn có thể áp dụng một số cách giảm sưng đau dưới đây: 

4.1. Dùng nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu 

nuoc-suc-mieng-duoc-lieu-ngoc-chau
Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu

Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu được chiết xuất từ các loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong dân gian để chăm sóc răng miệng. Các thành phần dược liệu được kết hợp với theo nhau theo tỉ lệ khoa học, nhằm phát huy tối đa công dụng giúp răng chắc khỏe và góp phần ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng. 

Trong đó, chiết xuất từ cúc La Mã có tác dụng giúp giảm đau do mọc răng, sâu răng hoặc viêm lợi hiệu quả. Ngoài ra các thành phần dược liệu khác như hoa hòe, cam thảo, bạc hà, trà xanh… giúp hạn chế vi khuẩn phát triển. Từ đó góp phần ngăn ngừa các bệnh lý thường gặp như viêm nướu, sâu răng và hôi miệng.  

Dùng nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu ít nhất ngày 2 lần để phát huy tối đa hiệu quả. 

4.2. Chườm đá 

Chườm đá là cách giảm đau răng cấp tốc
Chườm đá là cách giảm đau răng cấp tốc

Chườm đá lạnh sẽ giúp làm dịu cơn đau răng. Bạn chỉ bọc đá lạnh vào một lớp vải sạch và chườm vào vùng bị đau khoảng 5 – 10 phút sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời, không thể trị dứt điểm. 

4.3. Dùng thuốc kháng sinh 

Khi răng khôn có mủ ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng đau. Khi phần viêm được điều trị triệt để thì mới có thể bắt đầu thực hiện các thủ thuật xử lý viêm lợi trùm. 

4.4. Cắt lợi trùm 

Cắt lợi trùm là một tiểu phẫu nhỏ trong nha khoa, giúp cắt bỏ hoàn toàn phần lợi mọc trùm lên răng khôn, nhằm giải phóng không gian để răng khôn mọc lên dễ dàng hơn. Sau khi cắt lợi trùm khoảng 1 – 2 tuần, phần lợi sẽ hoàn toàn bình phục. 

4.4. Nhổ răng khôn 

Nhổ răng khôn là cách tốt nhất để điều trị các chứng sưng đau, viêm có mủ do mọc răng khôn gây ra. Tuy nhiên, để có thể nhổ được răng khôn cần phải tiến hành thăm khám xác định tình trạng răng, cũng như sức khỏe của người bệnh. Sau đó bác sĩ mới quyết định nên nhổ răng, hay áp dụng các biện pháp điều trị khác. 

4.6. Dùng thuốc giảm đau

Nguyên nhân dẫn đến nổi hạch, là do vị trí mọc răng số 8 bị viêm nhiễm và nhiễm trùng nặng. Lúc này bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau để cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Sau khi điều trị vấn đề viêm nhiễm, có thể tiến hành nhổ răng khôn. 

4.7. Nhổ răng khôn 

Nhổ răng khôn cũng là cách nhiều người chọn để nhanh chóng chấm dứt những cơn đau. Tuy nhiên như đã nói ở trên, người bệnh cần phải tiến hành kiểm tra tổng quát tình trạng sức khỏe và răng khôn. Sau đó bác sĩ sẽ là người đưa ra quyết định nên nhổ răng luôn, hay điều trị trước khi nhổ răng. 

4.8. Áp dụng một số mẹo dân gian

Trong dân gian có khá nhiều cách giúp giảm đau hiệu quả, bạn có thể áp dụng theo một số hướng dẫn dưới đây: 

  • Tỏi: Giã nát một tép tỏi tươi và trộn với một ít muối, sau đó đắp lên vùng răng bị đau. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần không quá 15 phút. 
  • Hành tây: Lấy một ít hành tây để nhai khoảng 3 phút, các tinh chất từ hành tây sẽ giúp giảm đau răng hiệu quả. Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần. 
  • Nghệ: Giã nát 1 củ nghệ tươi rồi đắp vào vùng răng bị đau. Khi cảm thấy các cơn đau đã dịu bớt thì nhổ bỏ và súc miệng lại bằng nước sạch. 

Có thể bạn quan tâm: 24 cách chữa đau răng tại nhà

5. Khi nào nên nhổ răng khôn? 

Chiếc “răng cấm” sẽ được chỉ định nhổ bỏ nếu rơi vào các trường hợp sau: 

  • Mọc ngầm, mọc lệch.
  • Chèn ép, gây ảnh hưởng đến răng bên cạnh. 
  • Bị sâu, gây viêm nướu, mưng mủ, u nang. 
  • Nhổ răng số 8 để niềng răng. 

Trước khi tiến hành nhổ răng, bác sĩ đều sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng răng và sức khỏe của người bệnh. Nếu đáp ứng tất cả các yêu cầu về sức khỏe, sẽ tiến hành nhổ răng khôn. 

Không nên nhổ răng khôn khi nào? 

  • Phụ nữ mang thai hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt. 
  • Bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch, máu khó đông, tiểu đường… 
  • Người đang bị ốm. 
  • Răng khôn gây viêm lợi nặng chưa được điều trị. 

Ngoài ra, nếu răng khôn mọc thẳng không gây sưng đau hoặc chèn ép những răng bên cạnh, thì cũng không cần phải nhổ. 

Như vậy, bài viết trên Dược Liệu Ngọc Châu đã giải đáp giúp bạn rất nhiều câu hỏi liên quan đến đau răng khôn. Đau nhức răng do mọc răng khôn là tình trạng thường gặp khi răng số 8 xuất hiện, vì vậy bạn không nên quá lo lắng. Tốt nhất nên đến nha khoa thăm khám để được bác sĩ hỗ trợ xử lý chiếc răng này. 

Nguồn tham khảo / Source

Dược Liệu Ngọc Châu chỉ sử dụng các nguồn có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

1 bình luận
  • Tôi năm nay 35 tuổi rồi mà vẫn bị mọc răng khôn. Đau đến nỗi tôi không nhìn thấy gì. Bác sĩ và mọi người chỉ cho tôi cách nhanh nhất để sơ cứu đỡ đau ạ
    Trả lời 2 năm trước