Hiện tượng lợi không bám vào chân răng khiến nhiều người lo lắng, vì sợ rằng đây là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang có vấn đề. Vậy, lợi không bám vào chân răng có nguy hiểm không và cách xử lý như thế nào? Dược liệu Ngọc Châu sẽ giúp bạn tìm câu trả lời ngay dưới đây.
1. Lợi không bám vào chân răng là như thế nào?
Lợi không bám vào chân răng là tình trạng các mô lợi ở quanh chân răng bị tách ra khỏi chân răng, tạo ra khoảng hở giữa chân răng và lợi. Do lợi không dính răng, nên khi quan sát bằng mắt thường sẽ thấy chân răng dài hơn bình thường, lộ ra ngà răng.
Khi nướu không bám vào chân răng sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là khi ăn uống và vệ sinh răng miệng. Từ đó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng nướu.
2. Nguyên nhân khiến lợi không dính răng
2.1. Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề về răng nướu, bao gồm cả tình trạng nướu không bám vào chân răng. Khi vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, vi khuẩn sẽ tích tụ trên bề mặt răng và hình thành lớp cao răng bám chặt quanh chân răng. Lớp vôi răng chứa rất nhiều vi khuẩn, chúng sẽ tấn công gây hở lợi và dẫn đến viêm nướu.
2.2. Chải răng quá mạnh
Lực đánh răng quá mạnh và chải răng theo chiều ngang có thể khiến lợi tách khỏi răng. Đây không phải là bệnh lý, nhưng sẽ gây đau và chảy máu nhiều tại vị trí nướu bị rách.
2.3. Thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết
Cơ thể thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất như vitamin E, vitamin C, sắt, kẽm… sẽ khiến nướu trở nên yếu hơn. Khi đó, nướu không thể bám chắc vào chân răng nên dẫn đến hở lợi.
2.4. Do các bệnh lý về răng miệng
Một số bệnh lý như viêm lợi, viêm nha chu, viêm quanh cuống răng… cũng là nguyên nhân khiến lợi không bám vào chân răng. Các bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời và khỏi hoàn toàn thì sẽ gây nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe.
2.5. Do gen di truyền
Theo nghiên cứu, những gia đình có tiền sử mắc các vấn đề về răng miệng, thì các thế hệ sau nếu như không chăm sóc răng miệng đúng cách thì sẽ mắc phải nhiều bệnh lý về răng nướu. Trong đó, lợi không dính răng cũng có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái.
3. Lợi tách khỏi răng có nguy hiểm không?
Tình trạng lợi không bám chắc vào chân răng ở giai đoạn đầu hoặc do lực chải răng quá mạnh, sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên nếu không sớm được cải thiện, đây sẽ trở thành cái bẫy thức ăn, khiến vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng.
Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng nặng, thì có thể dẫn đến mất răng, nhiễm trùng máu… gây nguy hiểm cho sức khỏe.
4. Cách chữa trị lợi không bám vào chân răng
4.1. Uống các viên bổ sung vitamin và khoáng chất
Đối với nguyên nhân khiến lợi bị tách khỏi răng là do cơ thể thiếu chất, thì bạn có thể uống các viên vitamin và khoáng chất như: vitamin C, E, B, sắt, kẽm…. Các dưỡng chất này sẽ giúp nuôi dưỡng nướu khỏe mạnh, từ đó giúp nướu bám chắc vào chân răng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất này bằng cách ăn nhiều rau xanh, hoa quả, các loại thịt….
4.2. Lấy cao răng
Cạo vôi răng sẽ loại bỏ các mảng bám có chứa vi khuẩn quanh chân răng, ngăn ngừa tình trạng bị hở lợi do cao răng gây ra. Ngoài ra, thủ thuật nha khoa này cũng sẽ ngăn ngừa được nhiều bệnh lý khác như viêm nướu, viêm nha chu….
4.3. Phẫu thuật khâu vạt nướu và ghép mô nướu
Trong trường hợp lợi không bám vào chân răng ở mức độ nặng, người bệnh cần đến cơ sở nha khoa để thăm khám và xác định phác đồ điều trị thích hợp. Căn cứ vào tình hình cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định khâu vạt nướu hoặc ghép mô nướu. Từ đó sẽ giúp tái tạo lại phần nướu bị tách ra khỏi chân răng.
5. Các biện pháp chăm sóc
5.1. Dùng kem đánh răng có thành phần nuôi dưỡng nướu
Khi nướu bị tổn thương, bạn nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng có chứa thành phần giúp bảo vệ răng nướu chắc khỏe từ gốc. Bạn có thể sử dụng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu, đây là sản phẩm có thành phần là các dược liệu tự nhiên giúp vệ sinh răng nướu sạch sẽ và giúp răng chắc khỏe hơn. Ngoài ra sản phẩm còn chứa các thành phần như vitamin E là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào khỏi sự tổn thương do các gốc tự do, giúp giảm thiểu viêm nướu và các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe răng miệng (1)

Ngoài ra, sản phẩm này còn có tác dụng Giúp thanh nhiệt, làm dịu, giúp ngừa chảy máu chân răng, nhiệt miệng, ê buốt răng, ngừa viêm lợi, tụt lợi, hạn chế viêm quanh răng.
5.2. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, không dùng lực chải răng quá mạnh, không dùng tăm xỉa răng là những cách giúp hạn chế hiện tượng nướu không bám chặt vào chân răng. Ngoài ra, không nên sử dụng bàn chải đánh răng có lông cứng, lông bị xù hoặc mòn quá mức.
5.3. Chế độ ăn uống khoa học
Khi lợi không dính vào răng, bạn nên hạn chế các thực phẩm có thể làm tổn thương nướu như: đồ cay nóng, đồ khô cứng, nước có gas…. Đồng thời, nên hạn chế hút thuốc để tránh tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
Như vậy, lợi không bám vào chân răng không phải là vấn đề gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng nếu bạn biết xử lý đúng cách và kịp thời. Khi thấy lợi bị hở, bạn nên áp dụng theo những cách đã được Dược liệu Ngọc Châu chia sẻ trong bài viết trên để nhanh chóng xử lý vấn đề này triệt để.
(1) https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/thieu-vitamin-ade-hau-qua-cho-benh-vung-quanh-rang-vi
[…] Nguồn tham khảo: https://duoclieungocchau.vn/loi-khong-bam-vao-chan-rang/ […]
Mua kem đánh răng ngọc châu ở đâu là tốt nhất