Những đồn thổi về tác dụng kỳ diệu của cây thuốc dạ cẩm khiến không ít người cảm thấy tò mò về loại dược liệu này. Mặc dù rất quen thuộc ở vùng cao nhưng cây dạ cẩm lại không được nhiều người dân ở khu vực đồng bằng nhận biết. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến cây thuốc này, hãy xem ngay bài viết dưới đây để nắm được cách nhận biết và sử dụng.
Cây dạ cẩm là gì?
Cây dạ cẩm còn được gọi với nhiều tên khác như: loét mồm, loét miệng, dây ngón cúi, đứt lướt, ngón lợn, chạm khẩu cắm, đất lượt,… Đây là vị thuốc nam có tên khoa học là Hedyotis capitellata Wall. ex G.Don, thuộc họ Cà phê – Rubiaceae.

Cây dạ cẩm phân bố tự nhiên tập trung ở khu vực trung du, miền núi phía Bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình, Bắc Kạn, Hà Giang,… Dạ cẩm thích sống ở nơi ẩm ướt, ưa bóng mát nên thường mọc ở vị trí như bờ mương rẫy, ven rừng, đồi hoang.
Bộ phận làm thuốc chủ yếu của cây dạ cẩm là lá và ngọn non. Đôi khi, phần rễ cây cũng được sử dụng, tuy nhiên tác dụng thường kém hơn. Cây có khả năng phát triển và cho thu hái quanh năm. Dạng dùng phổ biến nhất là dược liệu khô hoặc cao dược liệu.
Tác dụng của cây dạ cẩm
Theo các tài liệu Y học cổ truyền, cây dạ cẩm có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, tiêu viêm, trừ đàm, lợi tiểu, cầm máu. Từ lâu, cây dạ cẩm được người dân Lạng Sơn sử dụng để điều trị loét miệng. Đây cũng là lý do cây thuốc này còn được gọi là cây loét miệng.

Nhờ khả năng điều trị loét tốt, cây dạ cẩm đã được bệnh viện Lạng sơn tiến hành hành nghiên cứu vào năm 1960. Kết quả cho thấy cây dạ cẩm có tác dụng trung hòa acid, giảm đau, giảm ợ chua và thúc đẩy vết loét lành lại nhanh hơn. Bởi vậy, bệnh viện Lạng sơn chính thức đưa dạ cẩm vào danh mục thuốc điều trị bệnh dạ dày vào năm 1962. Ngày nay, cây dạ cẩm được nhiều người bệnh trên cả nước biết tới và sử dụng.
Sau này, Hội Đông Y Lạng Sơn và Trường Đại học Dược Hà Nội đã tiến hành phân tích và phát hiện các thành phần hoá học trong cây dạ cẩm gồm: Alkaloid, tanin, saponin, iridoid và Anthranoid. Trong đó, lượng alkaloid toàn phần trong lá và thân là 0.14%, trong rễ là 1.98%. Lượng Saponin trong thân và lá là 0.658% và trong rễ là 0.511%.
Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra được các tác dụng dược lý của cây dạ cẩm bao gồm:
- Giảm đau, chống viêm cấp tính và mãn tính.
- Giảm acid dạ dày và giảm chỉ số loét.
- Ức chế vi khuẩn Gram âm, trong đó có vi khuẩn Helicobacter Pylori.
- Ức chế nấm Candida albicans.
Dựa vào những tác dụng trên, vị thuốc dạ cẩm thường được chỉ định cho đối tượng người bệnh là: người mắc các bệnh lý liên quan đến tăng tiết acid dạ dày (viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược dạ dày), người bị loét miệng, người có các triệu chứng như: đầy bụng, ợ hơi, ợ chua.
Hướng dẫn nhận biết hình ảnh cây dạ cẩm
Cây dạ cẩm vốn có tên là loét mồm vì người dân Lạng Sơn, Cao Bằng thường sử dụng để chữa loét mồm, loét lưỡi. Đây là cây dây leo, có chiều dài từ 1 – 2m, thường quấn vào các cây khác tạo thành bụi. Một số đặc điểm về hình thái giúp nhận biết cây dạ cẩm gồm:
- Thân cây dạ cẩm: Có hình trụ, phân thành nhiều đốt 5 – 6cm. mấu to. Thân cây già màu xám mốc, sần sùi, phần thân non màu tím hoặc xanh, có lông đứng.
- Lá cây dạ cẩm: Hình bầu dục nhọn đầu, mọc đối xứng nhau, chiều dài là từ 5 – 15cm và rộng khoảng 3 – 6cm. Trên lá có lông, cuống lá ngắn khoảng 3- 4mm, phiến lá dày, phẳng có 4 – 5 cặp gân phụ, không có răng cưa. Mặt trên phiến lá màu lục sẫm, có nốt sần sùi và lông ngắn. Mặt dưới màu lục nhạt, lông dài và nhiều.
- Hoa dạ cẩm: Mọc cụm 6 – 12 bông tạo thành hình xim, xen ở kẽ lá hoặc đầu cành. Bông hoa hình ống nhỏ, màu trắng và hoặc trắng, cánh hoa hình giáo cuộn ra ngoài. Hoa dạ cẩm thường nở từ tháng 4 đến tháng 11.
- Quả dạ cẩm: Là quả nang có cuống 1mm, kích thước nhỏ, chứa nhiều hạt đen và xếp thành hình cầu. Quả thường chín vào tháng 11 đến tháng 12. Khi khô, quả nứt vách rồi chẻ ô để giải phóng hạt ra ngoài.

Hầu hết mọi người đều cho rằng dạ cẩm có 2 loại là dạ cẩm thân tím và xanh. Tuy nhiên, nghiên cứu của tiến sĩ Lại Quang Long đã quan sát được cây dạ cẩm đổi màu theo mùa. Thân cây có màu xanh từ khoảng tháng 4 đến tháng 9 và chuyển sang màu tím từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Một số bài thuốc từ cây dạ cẩm
Cây dạ cẩm được bà con tỉnh Lạng Sơn sử dụng rất phổ biến. Một số bài thuốc được chế biến rất đơn giản nhưng cho hiệu quả cao, điển hình như:
- Bài thuốc chữa loét miệng: Lấy khoảng 10 – 25g lá và ngọn dạ cẩm đem đi sắc cùng nước, thêm chút đường để điều chỉnh vị ngọt. Chắt lấy nước chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày để điều trị loét miệng và viêm họng.
- Bài thuốc chữa đau dạ dày: Đem 5kg dạ cẩm khô và 1kg cam thảo xay mịn, sau đó trộn đều. Mỗi lần dùng lấy khoảng 10 – 15g bột thuốc hoà cùng nước sôi, uống trước bữa ăn 2 lần/ ngày.
- Giúp vết thương nhanh lành: Lấy lá dạ cẩm tươi, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết thương. Thực hiện 2 lần/ ngày sẽ giúp giảm đau và vết thương lên da non nhanh hơn.

Các bài thuốc từ cây dạ cẩm ngày càng được nhiều người biết đến bởi hiệu quả tốt và tính an toàn cao. Tuy nhiên, việc sử dụng dược liệu thô theo cách truyền thống còn nhiều hạn chế như: khó tính toán được liều lượng, dễ nhiễm khuẩn, tồn tại nhiều tạp chất, tác dụng chậm. Để giải quyết những nhược điểm này, nhiều đơn vị đã đưa cây dạ cẩm vào mô hình sản xuất công nghệ cao và ứng dụng trong đa dạng sản phẩm.
Một trong những dòng sản phẩm tiêu biểu ứng dụng cây dạ cẩm là Kem đánh răng Ngọc Châu chuyên gia. Sản phẩm kết hợp các thành phần gồm: chiết xuất cây dạ cẩm, kẽm, chiết xuất hạt trà xanh cùng các loại thảo dược tự nhiên như: xô thơm, vỏ cau, đinh hương, hoa hòe, cam thảo, một dược, rễ ratany, keo ong, hương nhu và lô hội đem đến giải pháp chăm sóc răng miệng toàn diện cho người dùng.

Những tác dụng nổi bật của Kem đánh răng Ngọc Châu chuyên gia phải kể đến như:
- Tăng cường sức khỏe răng nướu, ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng, nhiệt miệng (loét miệng), viêm lợi, tụt lợi, viêm quanh răng.
- Làm se niêm mạc, giúp dịu lợi, dưỡng lợi hồng hào khoẻ mạnh.
- Giảm mùi hôi miệng do thức ăn, đem đến hơi thở thơm mát tự nhiên.
- Làm sạch mảng bám thức ăn trên bề mặt răng, ngăn ngừa sâu răng và giữ răng sáng bóng.
Hiện nay, Kem đánh răng Ngọc Châu được sản xuất với nhiều phiên bản khác nhau gồm loại 170g, 125g, 100g và 20g. Sản phẩm được phân bố rộng rãi trên cả nước tại các hệ thống nhà thuốc, siêu thị, cửa hàng tạp hoá. Ngoài ra, bạn có thể mua hàng trực tuyến qua fanpage, website hoặc các trang thương mại điện tử của nhãn hàng TẠI ĐÂY.