• VN
  • EN
Liên hệ

Ê răng sau khi trám – Nguyên nhân và cách chữa trị

Hàn trám răng được thực hiện để bảo vệ răng khỏi các vấn đề như sâu răng, mẻ răng… nhưng nhiều người lại bị ê răng sau khi trám. Vậy đâu là nguyên nhân khiến răng ê buốt sau khi trám và có cách nào trị tình trạng này? Bài viết dưới đây của Dược liệu Ngọc Châu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng ê buốt sau khi thực hiện trám. Đồng thời biết được những cách giúp nhanh chóng loại bỏ những cơn ê buốt răng khó chịu.

Nhiều người lại bị ê răng sau khi trám, vậy cách xử lý thế nào?

1. Nguyên nhân gây ê răng sau khi trám 

Hàn trám răng là một thủ thuật nha khoa đơn giản, được thực hiện với mục đích bảo vệ răng khỏi vi khuẩn gây hại cho răng. Nếu bị ê buốt sau khi trám răng, thì có thể bạn đã rơi vào một số trường hợp dưới đây. 

1.1. Sâu răng và viêm tủy chưa được xử lý triệt để

Khi răng bị sâu hoặc viêm tủy, trước khi trám răng bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch các vi khuẩn trú ngụ tại vị trí bị sâu hoặc ở trong tủy. Điều này ngăn không cho vi khuẩn tiếp tục phát triển sau khi trám răng. 

Nếu vi khuẩn không được xử lý triệt để trước khi trám răng, thì chúng sẽ tiếp tục tấn công làm hỏng răng và gây ê buốt răng. 

1.2. Áp lực nén của chất liệu trám 

Sau khi trám răng bị ê buốt có thể là do áp lực nén của chất liệu trám vào xoang hàm, khiến dịch mô trong ống ngà bị di chuyển. Áp lực nén khiến dịch mô di chuyển càng nhiều thì cảm giác ê buốt răng càng nặng và khó chịu. 

1.3. Vết trám hở

Kỹ thuật của nha sĩ không tốt, khiến vết trám bị hở cũng gây ê buôt răng. Lúc này vi khuẩn có thể tiếp tục tấn công ngà răng, khiến răng trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị ê buốt chân răng khi tiếp xúc với axit trong đồ ăn, ăn đồ cay nóng hoặc lạnh. 

1.4. Đèn chiếu laser

Chất liệu trám ở gần vị trí đặt đèn laser thường có xu hướng co lại nhiều hơn
Chất liệu trám ở gần vị trí đặt đèn laser thường có xu hướng co lại nhiều hơn

Để giúp chất liệu trám bám chặt vào răng thật, nha sĩ sẽ sử dụng đèn chiếu laser để đông cứng chất liệu trám. Tuy nhiên, chất liệu trám ở gần vị trí đặt đèn laser thường có xu hướng co lại nhiều hơn các vị trí khác, tạo ra một khoảng trống. Lúc đó, dịch ngà sẽ lấp đầy khoảng trống này, nhưng dịch ngà rất nhạy cảm nên dễ bị ê buốt khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích. 

1.5. Kích ứng với vật liệu trám 

Trong một số trường hợp có thể là do cơ thể bị kích ứng với chất liệu trám răng. Do đó, việc lựa chọn chất liệu trám phù hợp rất quan trọng trước khi thực hiện thủ thuật nha khoa này. 

1.6. Chăm sóc răng miệng không tốt

Sau khi trám răng, nếu bạn ăn uống đồ lạnh, đồ nhiều axit ngay, hoặc chăm sóc răng miệng không đúng cách cũng sẽ khiến răng ê buốt. Do đó, để hạn chế tối đa tình trạng ê buốt răng thì cần phải nghe theo lời khuyên của bác sĩ. 

2. Cách xử lý khi bị ê buốt răng sau khi trám 

Phần lớn nguyên nhân gây ê buốt răng sau khi trám là do quá trình tiến hành trám răng chưa chuẩn và chính xác. Do đó, nếu tình trạng ê buốt kéo dài trên 2 tuần, thì bạn cần đến nha khoa để kiểm tra lại. Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ xác định đúng nguyên nhân dẫn đến ê buốt. Từ đó đưa ra những biện pháp xử lý hiệu quả, nhằm khắc phục triệt để vấn đề này. 

3. Các biện pháp ngăn ngừa 

3.1. Dùng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu

Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu được chiết xuất từ các dược liệu tự nhiên lành tính như hoa hòe, một dược, đinh hương, cam thảo, bạc hà…. Do đó, sản phẩm này đặc biệt phù hợp khi răng nhạy cảm, dễ bị ê buốt. 

Hiệu quả chăm sóc răng miệng của dược liệu Ngọc Châu đến từ tính kháng khuẩn, kháng viêm, giúp hạn chế vi khuẩn phát triển. Từ đó giúp làm giảm ê buốt răng do vi khuẩn tấn công men răng. Ngoài ra, sản phẩm này còn bổ sung thêm các dưỡng chất hỗ trợ răng chắc khỏe hơn khi sử dụng đều đặn hàng ngày.

kem-danh-rang-duoc-lieu-ngoc-chau-chinh-hang
Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu – Tinh hoa y học cổ truyền kết hợp cùng công nghệ hiện đại

3.2. Không ăn đồ quá cay nóng và lạnh 

Hạn chế ăn đồ cay nóng và đồ lạnh ngay sau khi trám răng. Vì những loại thực phẩm này có thể khiến những cơn ê buốt trở nên trầm trọng hơn. Tốt nhất bạn không nên ăn uống gì không khoảng 2 tiếng sau khi trám răng, để vật liệu trám đông đặc và khô cứng hoàn toàn.

Có thể bạn quan tâm: Cách trị ê buốt chân răng hiệu quả

3.3. Súc miệng bằng nước muối 

Dùng nước muối súc miệng để hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng cũng giúp làm giảm cảm giác ê buốt răng. Tốt nhất bạn nên mua nước muối sinh lý được bán tại các hiệu thuốc để sử dụng. 

3.4. Chườm đá 

Dùng đá lạnh chườm cũng giúp làm dịu cảm giác ê buốt răng. Bạn nên chườm 5 – 10 phút rồi nghỉ, mỗi ngày không nên chườm quá 5 lần để tránh bị bỏng lạnh. 

Sau bài viết này, tin chắc bạn đã biết được những nguyên nhân nào gây ê răng sau khi trám. Đồng thời biết được những cách xử lý để trị những cơn ê buốt sau khi tiến hành trám răng. Bên cạnh đó, hãy chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa và hạn chế những cơn ê buốt răng. 

Ngọc Châu, thương hiệu kem đánh răng dược liệu được tin dùng và giới thiệu nhất
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bộ sản phẩm Ngọc Châu

Icon

Khám phá các dòng sản phẩm Ngọc Châu phù hợp nhu cầu chăm sóc răng miệng cho cả gia đình

Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu cho trẻ trên 6 tuổi

Làm sạch, giúp: ngừa sâu răng, giảm mảng bám...

Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu

Làm sạch miệng, khử mùi hôi miệng. Kháng khuẩn,...

Kem đánh răng Dược liệu Ngọc Châu trắng sáng

Làm sạch, giảm mảng bám, cao răng, vết ố...

Kem đánh răng Dược liệu Ngọc Châu truyền thống

Làm sạch, ngừa sâu răng, mảng bám răng, giữ...

Kem đánh răng Dược liệu Ngọc Châu chuyên gia

Giúp: Làm sạch, ngừa sâu răng, giảm mảng bám...

Loading