Ê buốt răng sau khi niềng răng là vấn đề nhiều người gặp phải khi thực hiện thủ thuật chỉnh nha này. Tình trạng niềng răng bị ê buốt có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nếu có cách xử lý kịp thời thì những cơn ê buốt sẽ nhanh chóng thuyên giảm và chấm dứt hoàn toàn.
Vậy cụ thể nguyên nhân gây ê buốt răng sau khi niềng là gì, và có những cách nào trị vấn đề này hiệu quả? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có được những thông tin chính xác nhất.
1. Nguyên nhân gây ê răng sau khi niềng răng
1.1. Nền răng yếu
Khi niềng răng, bác sĩ sẽ lắp bộ khí cụ gồm các mắc cài để kéo các răng sát lại gần nhau hơn, hoặc để kéo răng về đúng chuẩn khớp cắn. Khí cụ niềng răng tác động một lực lớn lên răng và xương hàm. Nếu nền răng yếu không đủ để chịu được lực kéo này, thì sẽ gây ra tình trạng đau nhức răng và ê buốt răng.
1.2. Niềng răng sai kỹ thuật
Sau khi niềng răng bị ê buốt có thể một phần do tay nghề của của bác sĩ kém. Nếu bác sĩ siết mắc cài quá mạnh sẽ khiến răng bị ê buốt và đau nhức khó chịu. Không những thế, điều này còn khiến cho việc niềng răng không đạt được hiệu quả như mong muốn.
1.3. Khí cụ niềng răng kém chất lượng
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại khí cụ niềng răng. Do đó, nếu chọn phải sản phẩm kém chất lượng, những mắc cài và dây cung không có khả năng chịu lực tốt, thì sẽ gây ma sát nhiều lên bề mặt răng. Điều này khiến lớp men răng bị mài mòn, dẫn đến ê buốt.
1.4. Bệnh lý về răng miệng
Các vấn đề về răng miệng như viêm nướu, tụt lợi, sâu răng… cũng là nguyên nhân khiến răng bị ê buốt, nếu như không điều trị trước khi niềng răng. Đây cũng chính là một trong những lý do nha sĩ thường yêu cầu những người niềng răng cần kiểm tra sức khỏe trước khi niềng.
1.5. Chế độ ăn uống
Ngay sau khi niềng răng, nếu bạn ăn các thực phẩm quá cứng, quá cay nóng, đồ lạnh hoặc chứa nhiều axit, thì răng cũng sẽ bị ê buốt. Lúc này răng đang phải chịu lực siết của khí cụ nên sẽ yếu hơn. Do đó, khả năng chịu các tác nhân gây kích thích cũng yếu hơn, nên những cơn ê buốt có thể xuất hiện liên tục với thời gian kéo dài hơn.
2. Cách xử lý khi bị ê răng sau khi niềng
Với trường hợp bị ê răng sau khi niềng, bạn có thể áp dụng những cách xử lý dưới đây:
2.1. Đến nha khoa thăm khám
Tại cơ sở nha khoa, bác sĩ sẽ kiểm tra lại tình trạng răng để tìm ra nguyên nhân khiến răng ê buốt sau niềng. Nếu răng bị ê buốt do khí cụ, bệnh lý răng nướu hoặc do tay nghề của bác sĩ chưa tốt, thì bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp khắc phục.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê một số loại thuốc giảm đau nhẹ như advil hay aleve, để giảm cảm giác ê buốt. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ.
2.2. Dùng sáp nha khoa
Sử dụng sáp nha khoa cũng là một trong những cách giúp làm giảm đau nhức và ê buốt răng sau khi niềng. Đây là những thanh sáp có thành phần hoàn toàn từ sáp ong, thường được dùng để bịt vào mắc cài để làm giảm ma sát giữa mắc cài với răng và khoang miệng. Khi dùng sáp nha khoa, sẽ không tránh khỏi những trường hợp nuốt sáp nha khoa. Vì thế, hãy chọn các loại sáp nha khoa chất lượng để sử dụng.
2.3. Dùng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu
Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu được chiết xuất hoàn toàn từ các dược liệu lành tính, đã được kiểm nghiệm chất lượng bởi đội ngũ chuyên gia nha khoa và những nhà khoa học đầu ngành của cả nước. Do đó, kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu đặc biệt phù hợp để sử dụng khi răng nướu bị ê buốt. Đây cũng là sản phẩm được các chuyên gia nha khoa khuyên dùng sau khi tiến hành các thủ thuật nha khoa như niềng răng, hàn trám răng, lấy cao răng….
Ngoài ra, sản phẩm này còn có tác dụng hỗ trợ kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn, thúc đẩy quá trình lành thương của các tế bào bị viêm, bổ sung thêm dưỡng chất góp phần giúp răng chắc khỏe hơn. Vì thế sản phẩm này xứng đáng trở thành người bạn đáng tin cậy trong quá trình chăm sóc sức khỏe răng miệng của mọi gia đình.
2.4. Dùng nước muối súc miệng
Dung dịch nước muối có tính sát khuẩn, kháng viêm cao nên súc miệng bằng nước muối hàng ngày cũng giúp giảm ê buốt răng sau khi niềng răng. Tốt nhất bạn nên mua nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc để sử dụng.
2.5. Không ăn đồ dai cứng, cay nóng, chua và lạnh
Các loại đồ ăn thức uống cay nóng, chua, lạnh, có chứa nhiều axit hoặc đồ ăn quá dai đều sẽ khiến tình trạng ê buốt răng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn cần tránh nhóm thực phẩm này, thay vào đó nên ăn các đồ ăn mềm và dễ tiêu như cháo, súp….
2.6. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vụn thức ăn rất dễ mắc vào khí cụ niềng răng, khiến cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Vì thế, bạn cần phải làm sạch răng miệng đúng cách, ngăn không cho vi khuẩn phát triển và đồng thời không làm ảnh hưởng đến răng miệng.
Khi đánh răng cần đánh nhẹ tay, chải răng cẩn thận để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vụn thức ăn. Ngoài ra, bạn có thể dùng chỉ nha khoa để hỗ trợ làm sạch trước khi đánh răng.
Tóm lại, ê buốt răng sau khi niềng răng là vấn đề thường xảy ra với tất cả mọi người niềng răng, nên bạn không cần phải quá lo lắng. Thay vào đó, hãy tiến hành chăm sóc răng miệng theo hướng dẫn của Dược liệu Ngọc Châu trong bài viết. Khi đó, những cơn ê buốt răng sẽ nhanh chóng được xử lý.