Ê buốt răng cửa hàm trên và hàm dưới không những mang lại cảm giác khó chịu trong ăn uống, mà còn có thể dẫn đến những vấn đề về răng miệng nếu không được sớm chữa trị dứt điểm. Do đó, khi bị ê buốt răng cửa không nên chủ quan để mặc triệu chứng này tự biến mất.
1. Nguyên nhân bị ê buốt răng cửa hàm trên hàm dưới
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị ê buốt răng cửa hàm dưới, hàm trên. Trong đó có nhiều lý do bắt nguồn từ sự chủ quan của người bệnh.
1.1. Vệ sinh răng miệng sai cách
Vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ không loại bỏ được sạch sẽ vi khuẩn, thức ăn dư thừa ở kẽ răng. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các mảng bám và vi khuẩn có hại phát triển và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của răng miệng. Kết quả là gia tăng nguy cơ viêm lợi và răng nhạy cảm.
Ngoài ra, việc chải răng quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải có lông quá cứng có thể khiến cho lớp men răng nhanh chóng bị bào mòn và khiến cho nướu bị tổn thương.
Xem thêm: Hướng dẫn chải răng đúng cách
1.2. Sử dụng quá nhiều nước súc miệng
Sử dụng nước súc miệng hàng ngày sẽ giúp loại bỏ sạch và sâu những mảng bám, vết cặn thức ăn trong khoang miệng và vi khuẩn sẽ không có nhiều cơ hội tấn công răng. Nhưng nếu quá lạm dụng nước súc miệng như: súc miệng quá nhiều lần trong ngày hoặc mỗi lần súc miệng quá lâu có thể khiến răng nướu trở nên nhạy cảm hơn. Lúc này, răng dễ bị ê buốt, đặc biệt khi ăn đồ lạnh hoặc đồ chua.
1.3. Thói quen xấu
Một số thói quen xấu dẫn đến tình trạng ê buốt răng có thể kể đến như:
- Thường xuyên ăn những món quá nóng hoặc quá lạnh, ăn nhiều thức ăn chứa axit… dễ làm cho răng bị nhạy cảm.
- Thói quen hút thuốc lá sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại xâm nhập, phát triển gây ra các bệnh lý về răng miệng như răng ố vàng, sưng nướu, viêm nướu và dẫn đến tình trạng ê buốt răng.
- Sử dụng đồ uống có chứa nhiều cồn cũng rất dễ khiến cho răng bị mài mòn, gây ê buốt răng.
1.4. Các bệnh lý về răng miệng
Sâu răng, viêm lợi, viêm nướu… là các bệnh lý về răng miệng khá phổ biến hiện nay, xảy ra khi bị vi khuẩn có hại tấn công gây viêm nhiễm. Bệnh gây ra một số biểu hiện như sưng đau, chảy máu chân răng và kèm theo tình trạng ê buốt răng.
2. Cách giảm ê buốt răng cửa hàm trên, hàm dưới
2.1. Dùng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu
Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu được chiết xuất từ các dược liệu tự nhiên, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ chăm sóc răng miệng hiệu quả. Do đó, sản phẩm này được các nha sĩ khuyên nên sử dụng hàng ngày. Đặc biệt là những người mắc các bệnh lý về răng miệng như ê buốt răng, đau nhức răng, chảy máu chân răng, sâu răng, nhiệt miệng… và những người vừa thực hiện một số thủ thuật nha khoa.
Đối với tình trạng ê buốt răng, chỉ cần sử dụng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu 2 – 3 lần/ngày. Sau khoảng 2 – 4 tuần sử dụng, những cơn ê buốt răng sẽ thuyên giảm đáng kể. Đồng thời những tác nhân gây ê buốt răng như viêm nướu, viêm nha chu cũng sẽ được cải thiện.
Bạn hãy tham khảo: 10 cách trị ê buốt răng tại nhà
2.2. Vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách
Dù thường xuyên vệ sinh răng miệng mỗi ngày, nhưng nếu chải răng sai cách cũng có thể gây ê buốt răng. Do đó, bạn nên lưu ý một số điểm sau trong quá trình chăm sóc răng nướu:
- Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, vào sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ để giúp bảo vệ sức khỏe của răng lợi. Không nên đánh răng hơn 3 lần/ngày.
- Sử dụng bàn chải đánh răng đầu nhỏ, lông mềm để dễ dàng vệ sinh được các phần răng hàm, mặt trong của răng cửa mà không gây tổn thương đến răng và nướu.
- Chải răng nhẹ nhàng ở tất cả các mặt của răng, đặt bàn chải nghiêng so với mặt răng một góc 45 độ và di chuyển nhẹ nhàng theo hình vòng tròn để loại bỏ sạch sẽ tất cả các mảng bám trên răng.
- Không chải răng quá lâu, mỗi lần bạn chỉ nên chải răng khoảng 2 – 3 phút.
- Sau khi ăn không nên chải răng ngay, vì có thể làm tổn hại đến men răng. Thời gian hợp lý để đánh răng là sau bữa ăn khoảng 30 phút.
- Lựa chọn sử dụng kem đánh răng vừa có tác dụng chống ê buốt, vừa có tác dụng phục hồi men răng hiệu quả.
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám ở kẽ răng thay vì dùng tăm xỉa răng.
2.3. Bổ sung chế độ ăn uống phù hợp
Bên cạnh việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng sạch sẽ bạn nên bổ sung chế độ ăn uống phù hợp để loại bỏ tình trạng răng nhạy cảm.
Những thực phẩm nên ăn khi răng ê buố
- Các loại rau có màu xanh đậm: rau bina, súp lơ xanh, đậu bắp, bông cải…
- Các loại hải sản: cá, tôm, cua…
- Sữa và các sản phẩm từ sữa
- Đậu phộng và các loại hạt dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: hạnh nhân, hạt điều…
Những thực phẩm không nên ăn khi bị răng ê buốt
- Đồ ăn quá nóng: Thường xuyên sử dụng đồ ăn quá nóng sẽ làm cho lớp men răng bị bào mòn và làm mất đi lớp vật chất bao quanh chân răng. Khi đó sẽ làm lộ lớp ngà răng gây kích thích dây thần kinh và dẫn đến tình ê buốt răng. Vì vậy, bạn nên để đồ ăn về nhiệt độ trung bình và sử dụng là tốt nhất.
- Đồ ăn quá lạnh: Tương tự như đồ ăn nóng, đồ ăn lạnh cũng khiến cho răng dễ bị tổn thương và gây đau buốt răng.
- Những đồ ăn chua, chứa nhiều axit: Những loại đồ ăn này vừa làm hại dạ dày vừa làm ăn mòn men răng. Chính vì thế, bạn nên hạn chế sử dụng những món ăn chế biến quá chua, các loại quả chứa nhiều axit như: chanh, sấu, me…
- Tránh xa đồ uống có gas làm bào mòn men răng
- Không ăn thực phẩm quá cứng và quá dai tạo áp lực mạnh đến răng cũng gây ê buốt răng.
- Đồ ăn ngọt: Sử dụng đồ ăn ngọt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây sâu răng và một số bệnh lý về răng miệng. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng các loại kẹo ngọt, mứt, chocolate, nước ngọt đóng chai…
2.4. Loại bỏ những thói quen xấu gây mòn men răng
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia
- Loại bỏ thói quen nghiến răng
2.5. Khám răng định kỳ 6 tháng/lần
Thăm khám răng định kỳ là biện pháp tốt nhất giúp phát hiện sớm các bệnh lý về răng miệng và phòng tránh tình trạng ê buốt răng hiệu quả. Do đó, sau khoảng 6 tháng bạn nên đến nha khoa để kiểm tra răng miệng và lấy cao răng nếu có.
Qua bài viết trên mà Dược Liệu Ngọc Châu chia sẻ, chắc hẳn các bạn đã nắm được nguyên nhân khiến bạn bị ê buốt răng cửa hàm trên, hàm dưới. Cũng như cách làm giảm tình trạng ê buốt răng cửa. Chúc các bạn sớm nói lời tạm biệt với những cơn ê buốt răng khó chịu.