Nguyên nhân gây đau răng vào ban đêm là gì, có cách nào điều trị tại nhà không? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, vì những cơn đau răng, đặc biệt đau răng vào ban đêm gây ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ và sức khỏe người bệnh.
1. Nguyên nhân gây đau răng vào ban đêm
1.1. Bệnh lý về răng miệng
Các bệnh lý như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy… là những nguyên nhân hàng đầu gây ra những cơn đau răng. Mặc dù tần suất các cơn đau xuất hiện tương tự như ban ngày, song mọi người thường cảm thấy đau buổi tối khó chịu hơn. Vì lúc này cơ thể đang ở trong trạng thái nghỉ ngơi, không có nhiều việc gây phân tâm như ban ngày, do đó sẽ có cảm giác đau răng nghiêm trọng hơn.
1.2. Mọc răng khôn
Răng khôn thường mọc theo từng giai đoạn và kéo dài trong nhiều năm, mỗi lần mọc răng khôn có thể kéo dài 1 – 2 tuần sau đó dừng lại. Mỗi khi răng khôn mọc, bạn sẽ cảm thấy cơn đau âm ỉ liên tục cả ngày lẫn đêm. Đặc biệt những lúc ăn nhai hoặc nói to.
1.3. Chấn thương răng
Khi răng, hàm hoặc nướu bị chấn thương cũng sẽ gây ra những cơn đau răng về đêm. Tuy nhiên, đây không phải là bệnh lý nên cơn đau sẽ giảm dần mỗi ngày. Cho đến khi các mô và tế bào bị tổn thương lành hẳn, thì tình trạng này cũng sẽ chấm dứt.
1.4. Viêm xoang
Đau răng vào đêm cũng có thể là một triệu chứng của bệnh viêm xoang. Khi xoang hàm bị viêm, dẫn đến nhiễm trùng, vi khuẩn ở khu vực này sẽ tấn công chân răng. Do đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức răng rất khó chịu. Về đêm đau càng dữ dội.
1.5. Rối loạn khớp thái dương hàm
Thông thường rối loạn khớp thái dương hàm chỉ gây ra những cơn đau ở khu vực hàm. Đặc biệt nếu bạn ngủ nghiêng thì những cơn đau càng nghiêm trọng hơn.
1.6. Thói quen nghiến răng
Nghiến răng khi ngủ cũng là một trong những lý do gây đau răng về đêm. Hành động vô thức này lâu dần sẽ khiến bề mặt răng bị mòn, gây đau nhức răng. Khi lớp men răng bị yếu và mòn, sẽ tạo cơ hội để vi khuẩn tấn công gây các vấn đề như sâu răng.
2. Cách trị đau nhức răng vào ban đêm
Khi bị đau răng nhiều về đêm, bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau nhanh nhất dưới đây:
2.1. Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn
Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, paracetamol hay aspirin có tác dụng giúp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ, để được tư vấn về cách dùng và liều dùng.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng thuốc mỡ giảm đau, hoặc các miếng dán giảm đau răng cũng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
2.2. Áp dụng một số bài thuốc từ thảo dược
Trong dân gian có rất nhiều mẹo trị đau răng về đêm hiệu quả, bạn có thể tham khảo và áp dụng theo hướng dẫn dưới đây:
- Lá trầu không: Rửa sạch lá trầu không, sau đó giã nát với muối hạt và rượu trắng. Lọc lấy hỗn hợp nước trên để súc miệng trước khi đi ngủ. Thực hiện 2 – 3 ngày.
- Vỏ xoài: Lấy vỏ xoài đun sôi với nước, sau đó đợi nguội thì pha với rượu trắng để ngậm trước khi đi ngủ. Áp dụng cách này cũng sẽ giúp làm dịu cơn đau.
- Tỏi và lá ổi: Xay nhuyễn vài tép tỏi với lá ổi, sau đó trộn với muối hạt để đắp lên vùng răng bị đau. Cách này có tác dụng giảm đau nhức răng rất tốt.
- Tinh dầu tràm: Ngậm tinh dầu tràm 5 – 10 phút, sau đó nhổ ra và súc miệng nhiều lần bằng nước sạch.
- Trà bạc hà: Dùng nước ấm để hãm lá bạc hà khô, rồi súc miệng bằng hỗn hợp này để giảm đau răng về đêm.
Khi áp dụng những mẹo trị đau răng trên, bạn cần lựa chọn các nguyên liệu sạch, đảm bảo chất lượng và kiên trì thực hiện hàng ngày để có được hiệu quả tốt nhất.
3. Cách ngăn ngừa
3.1. Dùng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu
Xuất hiện lần đầu tiên trên thị trường từ năm 2015, từ một dòng sản phẩm ít người biết tới, đến nay kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu đã trở thành một trong những sản phẩm hỗ trợ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng hàng đầu. Ưu điểm nổi bất của sản phẩm này là thành phần gồm các dược liệu tốt, đã được dân gian sử dụng để chăm sóc răng miệng hàng nghìn năm về trước.
Sử dụng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu ít nhất mỗi ngày 2 lần. Sau 2 – 4 tuần sử dụng, bạn sẽ thấy tình trạng đau nhức răng thuyên giảm đáng kể. Ngoài ra, các vấn đề như viêm nướu, nhiệt miệng, sâu răng, chảy máu chân răng cũng được cải thiện hơn trước rất nhiều.
3.2. Dùng nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu
Sử dụng nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu cũng sẽ hỗ trợ giảm các cơn đau răng nhanh chóng. Súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần không chỉ góp phần làm giảm đau răng, mà còn cải thiện sức khỏe răng miệng. Từ đó hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng, đồng thời giữ cho hơi thở được thơm mát.
Có thể bạn quan tâm: Những cách chữa đau nhức răng hiệu quả tại nhà
3.3. Chườm nóng/lạnh
Chườm nóng/lạnh là một trong những cách giúp giảm đau răng hiệu quả. Bạn nên chườm 5 phút rồi nghỉ 10 phút, thực hiện không quá 5 lần/ngày.
3.4. Tránh xa thực phẩm cứng, lạnh và nhiều axit trước khi ngủ
Bạn không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều axit, đồ cứng hoặc đồ quá lạnh trước khi đi ngủ. Việc này có thể khiến tình trạng đau răng càng trở nên tồi tệ.
3.5. Kê cao đầu khi ngủ
Khi gối cao đầu trước khi ngủ, lượng máu đổ về khoang miệng sẽ ít hơn, nhờ đó có thể giúp làm dịu răng. Đồng thời, bạn cũng không nên nằm nghiêng, để giảm áp lực cho xương hàm và tránh cơn đau trở nên nặng hơn.
Đau răng vào ban đêm sẽ không thể khiến bạn “mất ăn, mất ngủ” nếu bạn được thăm khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, hãy sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng có thành phần dược liệu lành tính như Dược liệu Ngọc Châu để hỗ trợ bảo vệ sức khỏe răng miệng.