Khi bị đau răng trong cùng của cung hàm, nhiều người nghĩ ngay đến mọc răng khôn. Vậy có đúng răng hàm trong cùng bị đau là do mọc răng khôn không, hay do nguyên nhân nào khác?
1. Răng trong cùng bị đau có phải đang mọc răng khôn?
Răng khôn hay còn gọi răng số 8 là những chiếc răng mọc cuối cùng nhất, khi xương hàm đã phát triển hoàn thiện. Lúc này, xương hàm rất chắc nên khi có một chiếc răng mọc lên sẽ gây sưng nướu và đau. Như vậy, triệu chứng này đều có thể do mọc răng khôn gây ra.
Tuy nhiên, mọc răng số 8 không phải là lý do duy nhất khiến bạn bị đau răng. Một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến tình trạng đau nhức răng. Bao gồm:
- Các vấn đề về nướu như viêm lợi, viêm nha chu, viêm chân răng ở những chiếc răng cối, đều có thể gây đau nhức. Tình trạng đau nhức sẽ nghiêm trọng hơn khi vụn thức ăn mắc tại đó không được vệ sinh sạch sẽ, hoặc khi đánh răng mạnh tay tại những vùng nướu bị sưng.
- Sâu răng nặng làm hỏng lớp men răng, ngà răng dẫn đến lộ tủy; hoặc răng bị vỡ mẻ do chấn thương gây viêm tủy đều là gây là những cơn đau nhức răng, ê buốt khó chịu. Đặc biệt khi ăn các đồ cay nóng, đồ quá lạnh thì đau răng có thể buốt lên đến đầu.
- Đau nhức răng trong cùng hàm trên có thể là do xoang hàm bị viêm nhiễm, các vi khuẩn tại đây lan xuống phần chân răng, gây đau nhức răng.
- Lực những chiếc răng cối tạo ra khi nghiến răng rất lớn, nên có thể gây ra nhức cơn đau nhức sau khi thức dậy.
- Những trường hợp bị hô vẩu, móm, răng mọc khấp khểnh được gọi chung là sai lệch khớp cắn. Tình trạng này sẽ gây đau nhức hàm khi ăn nhai.
2. Các phương pháp điều trị
Cách giảm đau như thế nào phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Thông thường, nha khoa sẽ chỉ định một số phương án xử lý dưới đây:
2.1. Trường hợp răng bị sâu và viêm nhiễm
Nếu răng bị sâu, viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu… bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ những khu vực bị viêm nhiễm, để ngăn cho các vi khuẩn gây hại tiếp tục phát triển. Sau đó có thể tiến hành hàn trám răng nếu cần.
2.2. Trường hợp mọc răng khôn
Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn, cho dù răng mọc thẳng không gây ảnh hưởng đến những chiếc răng bên cạnh. Tuy nhiên, trong quá trình mọc răng khôn vẫn sẽ gây ra những cơn đau răng khó chịu. Hơn nữa, vì răng số 8 mọc sâu trong hàm nên việc vệ sinh rất khó khăn, dễ trở thành các bẫy thức ăn. Về lâu dài sẽ trở thành nơi tích tụ vi khuẩn, gây viêm nướu, sâu răng và nhiều bệnh lý về răng miệng khác.
Có thể bạn quan tâm: Cách trị đau nhức răng đơn giản tại nhà
2.3. Trường hợp viêm xoang hàm
Khi bị viêm xoang hàm dẫn đến đau nhức, Bạn nên đến các cơ sở y tế đa khoa để được kiểm tra tình trạng bệnh, sau đó đưa ra phác đồ điều trị. Tránh để lâu dài có thể dẫn đến nhiễm trùng răng, gây mất răng.
2.4. Trường hợp nghiến răng
Đối với những người có thói quen nghiến răng khi ngủ, có thể sử dụng niềng bảo vệ răng để ngăn không cho tật xấu này gây tác động nhiều lên răng. Từ đó làm giảm các cơn đau nhức răng đáng kể.
2.5. Trường hợp sai lệch khớp cắn
Khi bị sai lệch khớp cắn, nếu có điều kiện cần phải chỉnh nha càng sớm càng tốt. Tình trạng này kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, mà còn có thể là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về hệ tiêu hóa.
Ngoài những cách trên, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc tây y để giảm đau nhức. Tuy nhiên, trước khi sử dụng nên hỏi ý kiến của bác sĩ, để tránh những tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra.
3. Một số cách hỗ trợ giảm đau
Ngoài lý do chính là do các vấn đề bệnh lý gây ra, thì vệ sinh răng miệng cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa đau răng. Do đó, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý sau:
- Sử dụng nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu: Với thành phần cúc la mã, cam thảo, tinh dầu tràm và bạc hà có tác dụng kháng khuẩn, ngừa viêm. Đồng thời kết hợp với các dược liệu khác như hoa hòe, trà xanh, lô hội. Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu góp phần ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, thúc đẩy quá trình làm lành niêm mạc bị tổn thương, hỗ trợ phòng ngừa sâu răng. Do đó, sản phẩm này có tác dụng làm giảm đau nhức răng hiệu quả.
- Sử dụng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu: Sản phẩm này là kết tinh của 8 bài thuốc chữa trị các vấn đề trong răng miệng hiệu quả, đã được lưu truyền trong dân gian hàng nghìn năm nay. Do đó, kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu giúp làm giảm đau nhức răng hiệu quả, đặc biệt là đau răng do viêm nhiễm hay sâu răng. Đồng thời, sử dụng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu 2 lần/ngày còn giúp hàm răng chắc khỏe, hỗ trợ ngăn ngừa chảy máu chân răng, loét miệng và nhiệt miệng.
- Thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, không đánh răng ngay sau khi ăn, thay bàn chải thường xuyên 2 – 3 tháng/lần, dùng chỉ nha khoa thay tăm xỉa răng… là những vấn đề bạn cần nhớ để bảo vệ răng miệng được tốt nhất.
- Thay đổi thói quen ăn uống: Hạn chế ăn đồ cay nóng hoặc đồ quá lạnh, ăn ít đồ ngọt và tinh bột. Thay vào đó tăng cường các loại rau xanh, hoa quả giàu vitamin và canxi để giúp răng chắc khỏe hơn.
Đây là vấn đề răng miệng thường gặp, nên bạn không cần phải lo lắng quá nhiều. Bạn cần quan sát kỹ tình trạng răng để có thể xác định được vấn đề mình đang gặp phải. Từ đó có những cách giảm đau răng phù hợp, như sử dụng nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu để hỗ trợ giảm đau nhức. Nhưng nếu tình trạng đau răng kéo dài, gây ảnh hưởng đến ăn uống thì cần sớm đến nha khoa để được khám chữa.