Răng hàm số 7 là răng cối lớn giữ vai trò rất quan trọng với chức năng ăn, nhai của chúng ta. Do đó, đau răng hàm số 7 phải xử lý như thế nào, có được nhổ không là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Vậy bị đau răng hàm số 7 phải làm thế nào? Liệu có phải nhổ bỏ răng số 7 hay không? Để xem giải đáp chi tiết, hãy theo dõi bài viết dưới đây bạn nhé.
1. Những nguyên
1.1. Sâu răng
Răng hàm số 7 nằm sâu trong cung hàm, vị trí này khó vệ sinh sạch sẽ, dễ bị mắc các vụn thức ăn. Do đó, tạo điều kiện thuận lợi cho hình thành các mảng bám và vi khuẩn tấn công gây sâu răng. Khi đó, răng miệng dễ bị đau nhức và ê buốt. Nếu không được sớm xử lý thì sâu răng có thể lan rộng, lan vào đến tủy và gây viêm tủy.
1.2. Răng sứt mẻ
Răng bị chấn thương do tác động của ngoại lực, hoặc ăn uống các thực phẩm quá cứng gây sứt mẻ. Các vết nứt hoặc mảnh vỡ trên răng sẽ gây đau nhức, tình trạng sẽ trầm trọng hơn nếu bị răng vỡ mẻ làm lộ tủy.
1.3. Viêm tủy răng
Viêm tủy răng có thể xảy ra do răng bị sâu hoặc chấn thương nghiêm trọng. Lúc này người bệnh sẽ bị đau buốt nghiêm trọng, đặc biệt là khi ăn đồ lạnh hoặc vụn thức ăn bị mắc trong tủy. Nếu tủy răng bị viêm không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến áp xe răng, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
1.4. Áp xe răng
Khi bị áp xe răng, vùng chân răng sẽ hình thành các túi mủ có mùi rất hôi, kèm theo sưng nướu, đau buốt răng nghiêm trọng. Bệnh lý này có thể gây mất răng hoặc nhiễm trùng máu nếu không được xử lý kịp thời.
1.5. Bị ảnh hưởng bởi răng số 8
Răng số 8 (răng khôn) là răng hàm phát triển sau cùng. Nó được coi là một chiếc răng thừa và không thực sự cần thiết. Răng số 8 thường hay mọc lệch về phía má hoặc đâm vào răng số 7 gây ra tình trạng đau nhức thường xuyên. Chúng có thể dẫn tới sự hình thành các u nang hoặc thậm chí là làm hỏng răng.
Có thể bạn quan tâm: Cách giảm đau khi mọc răng khôn
1.6. Viêm nướu
Viêm nướu cũng là một trong những nguyên nhân gây đau nhức răng. Giai đoạn đầu, bệnh sẽ chỉ sưng đau nhẹ, nhưng nếu không được điều trị sớm thì có thể dẫn đến viêm nha chu. Lúc này các cơn đau sẽ dữ dội hơn, ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
1.7. Một số nguyên nhân khác
Ngoài những bệnh lý răng miệng kể trên, tình trạng đau nhức còn có thể bắt nguồn từ một số nguyên do như: rối loạn chức năng hàm, tiểu đường, thiếu chất dinh dưỡng, đau tim, dây thần kinh sinh ba bị tổn thương…. Những nguyên nhân gây đau răng này ít gặp, nhưng cũng cần phải lưu ý nếu tình trạng đau răng kéo dài lâu ngày, đã áp dụng nhiều cách giảm đau nhưng không được cải thiện.
2. Răng số 7 bị đau có nên nhổ không?
Răng số 7 còn có tên gọi khác là răng cấm, đảm nhận chức năng nghiền nát thức ăn chính trong hàm răng. Vì thế, bạn sẽ được chỉ định bảo tồn tối đa trừ một số trường hợp bắt buộc phải nhổ. Những trường hợp bắt buộc phải nhổ gồm:
- Bị hoại tử.
- Bị mẻ, vỡ, sứt lớn, không thể phục hình, không thể giữ lại răng.
- Răng bị sâu quá nặng, vi khuẩn làm hỏng toàn bộ cấu trúc răng, gây chết tủy răng và các biện pháp nha khoa không thể khắc phục được.
- Bị viêm nha chu nặng, gây áp xe xương ổ răng, đã ảnh hưởng tới tủy răng, răng lung lay, không thể chữa tủy được.
- Mọc lệch, mọc ngầm và không có chức năng ăn nhai.
3. Cách làm giảm đau răng số 7
3.1. Đau răng do sâu răng
Tiến hành trám ổ sâu để ngăn chặn các tác nhân kích thích tới tủy răng gây đau răng hoặc điều trị bằng florua để ngăn ngừa sự tiến triển của sâu răng. Răng sâu nghiêm trọng thì phải nhổ bỏ.
3.2. Đau răng do răng bị sứt mẻ
Nếu vết sứt mẻ nhỏ thì có thể trám răng. Trường hợp răng vỡ lớn có thể bọc mão sứ, trường hợp răng không thể bảo tồn thì phải nhổ bỏ và cấy ghép implant.
3.3. Đau răng do viêm nha chu
Cần làm sạch cao răng và túi mủ nha chu, xử lý mặt gốc răng, chấm thuốc sát khuẩn, chống viêm. Nếu răng bị tụt lợi phải tiến hành phẫu thuật ghép môi lợi để khôi phục đường viền lợi bình thường.
3.4. Điều trị tại nhà
Một số phương pháp điều trị tại nhà có thể giúp giảm đau răng hàm, chẳng hạn như sau:
- Sử dụng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu: Sản phẩm được nghiên cứu bởi các chuyên gia nha khoa và chuyên gia bào chế giỏi, giàu kinh nghiệm Vì vậy, kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu hỗ trợ kháng khuẩn, kháng viêm, thúc đẩy quá trình làm lành các tổn thương ở vùng răng số 7. Từ đó làm giảm các cơn đau nhức răng do các bệnh lý gây ra. Ngoài ra, kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu còn có chứa nhiều dưỡng chất giúp bảo vệ răng lợi chắc khỏe và góp phần ngăn ngừa các bệnh lý hiệu quả.
- Dùng nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu: Sản phẩm được chiết xuất từ các dược liệu đã được y học cổ truyền khẳng định hiệu quả trong chăm sóc răng miệng gồm: hoa hòe, cam thảo, cúc La Mã, trà xanh, lô hội, tinh dầu tràm, bạc hà. Nhờ đó, nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu sẽ góp phần làm dịu các cơn đau răng, hỗ trợ ngăn ngừa các vi khuẩn gây hại cho răng miệng phát triển. Từ đó giúp ngăn không cho tình trạng đau răng trở nên nặng hơn.
- Chườm túi đá hoặc chườm ấm áp vào vùng má ngoài ngay cạnh răng bị đau.
- Súc miệng với nước muối ấm.
- Uống thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc acetaminophen (Tylenol), naproxen (Aleve) để giảm đau răng.
- Tránh thức ăn có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, các loại thức ăn nhiều đường, thức ăn cứng, có bề mặt góc cạnh.
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng bàn chải có đầu lông mềm, thay đổi bàn chải đánh răng thường xuyên 3 – 4 tháng/ lần.
- Gặp nha sĩ 6 tháng/lần để làm sạch cao răng và kiểm tra sức khỏe răng miệng.
Trên đây là toàn bộ giải đáp của kem đánh răng Dược liệu Ngọc Châu về tình trạng đau răng hàm số 7. Nếu bạn nhận thấy bản thân có bất kỳ biểu hiện nào như được mô tả ở trên hãy nhanh chóng tới phòng khám nha khoa để kiểm tra và điều trị nhé.
Co thuốc trị bệnh nhức răng ko
Chào chị, Công ty không có dòng sản phẩm thuốc trị bệnh nhức răng ạ, Chị nên tới các phòng khám nha khoa uy tín để được thăm khám, chẩn đoán rõ và có chỉ định sớm ạ.
Chị có thể kết hợp sử dụng thêm kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu,Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu được bào chế từ các vị dược liệu, kết hợp muối và vitamin, không chỉ làm sạch răng lợi và an toàn mà còn giúp tăng cường máu lưu thông ở tủy răng và lợi, giúp nuôi dưỡng và bảo vệ răng lợi từ bên trong.
Giúp bảo vệ lợi (nướu), làm chắc chân răng, ngăn ngừa nhiệt miệng, viêm lợi, tụt lợi, chảy máu chân răng
Được khuyên dùng cho những người đang hoặc hay bị nhiệt miệng, viêm lợi, tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay, sau khi nhổ răng, lấy cao răng
Ngọc Châu kính chúc quý khách luôn may mắn, sức khỏe và luôn đồng hàng cũng Ngọc Châu để đảm bảo hàm răng chắc khỏe < 3
Con bị đau răng 7 1 tháng r mà dịch ko đi nhổ đc có sao ko ạ ?
Chào chị, nhãn hàng có đưa ra 5 cách chữa sâu răng đơn giản và có hiệu quả nhưng chỉ là hiệu quả tạm thời. Chị hãy khám nha khoa sớm nhất có thể để tránh các biến chứng do sâu răng gây ra nhé. Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu được bào chế từ các vị dược liệu, kết hợp muối và vitamin, không chỉ làm sạch răng lợi và an toàn mà còn giúp tăng cường máu lưu thông ở tủy răng và lợi, giúp nuôi dưỡng và bảo vệ răng lợi từ bên trong. Giúp bảo vệ lợi (nướu), làm chắc chân răng, ngăn ngừa nhiệt miệng, viêm lợi, tụt lợi, chảy máu chân răng Được khuyên dùng cho những người đang hoặc hay bị nhiệt miệng, viêm lợi, tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay, sau khi nhổ răng, lấy cao răng Ngọc Châu kính chúc quý khách luôn may mắn, sức khỏe và luôn đồng hàng cũng Ngọc Châu để đảm bảo hàm răng chắc khỏe, nụ cười trắng sáng <3
Cho e hỏi la e moi nhổ răng sô 7 hàm dưới được 2 ngay hôm nay răng số 7 hàm trên bị ê, đau nhức, và 1 số răng bị ê là do đâu ạ