Đau răng buốt lên đầu là tình trạng rất nhiều người gặp phải thường xuyên, nhưng cũng có người đôi khi mới xuất hiện một cơn đau răng giật lên đầu. Vậy tình trạng này là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì, có phải là một vấn đề sức khỏe đáng báo động không?
1. Đau răng buốt lên đỉnh đầu cảnh báo bệnh gì?
Chỉ những ai đã từng trải qua các cơn đau răng buốt lên tận óc, thì mới hiểu rõ cảm giác khó chịu mà những cơn đau này mang lại. Các cơn đau có thể diễn ra liên tục hoặc thi thoảng mới xuất hiện, nhưng thường sẽ bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:
1.1. Sâu răng
Sâu răng có nhiều giai đoạn khác nhau, từ nhẹ đến nặng và triệu chứng của mỗi giai đoạn sẽ khác nhau. Đối với sâu răng nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy sưng nướu, sưng má, những cơn đau và ê buốt răng khi bị kích thích. Nhưng khi bị sâu răng nặng, lớp men và ngà răng bị phá hủy, người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các cơn đau nhức răng.
Vì lúc này vi khuẩn đã tấn công đến lớp tủy ở bên trong răng. Trong tủy răng có chứa nhiều dây thần kinh nối liền với não. Do đó, khi tủy bị tổn thương sẽ gây ra những cơn đau truyền thẳng lên não bộ. Tình trạng bệnh càng nặng, các đau càng kéo dài và diễn ra liên tục.
1.2. Viêm tủy
Viêm tủy do sâu răng nặng phát triển thành. Lúc này vi khuẩn ăn sâu vào tủy, khiến tủy bị viêm nhiễm nặng, thậm chí chết tủy gây ra những cơn đau buốt rất khó chịu. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến những cơn đau đầu liên tục và dễ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.
1.3. Áp xe răng
Áp xe răng hình thành do tủy răng hoặc quanh chân răng bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Ngoài tình trạng nướu sưng tấy, chân răng mưng mủ thì người bệnh còn bị đau răng giật lên đầu. Bệnh nếu không sớm điều trị có thể gây mất răng, nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng máu gây nguy hiểm cho sức khỏe.
1.4. Răng bị vỡ mẻ nghiêm trọng
Ngoài các vấn đề về bệnh lý gây đau răng buốt đầu, thì răng bị vỡ mẻ nghiêm trọng cũng có thể xuất hiện các cơn đau răng buốt lên đến đầu. Vì lúc này lớp tủy lộ ra bên ngoài, mà tủy răng rất nhạy cảm với các yếu tố kích thích như ăn nhai, nhiệt độ. Thậm chí chỉ cần chạm nhẹ vào phần tủy răng thì cũng đã có thể gây ra cảm giác đau nhói lên đến tận óc.
2. Các biện pháp điều trị
Tùy thuộc vào các nguyên nhân gây đau răng buốt đầu khác nhau mà cách xử lý cũng khác nhau. Cụ thể:
- Hàn trám răng: Đối với những trường hợp do sâu răng hay răng vỡ mẻ, bạn cần phải nhanh chóng hàn trám răng, để ngăn không cho các vi khuẩn tấn công sâu vào ngà răng và tủy răng. Như vậy sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công vào răng, làm giảm các cơn đau nhức răng.
- Loại bỏ phần tủy bị viêm nhiễm và hoại tử: Nếu đau buốt răng do viêm tủy hoặc áp xe răng, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần tủy bị viêm, sau đó trám lại răng.
Tuy nhiên, tùy từng vấn đề cụ thể nha sĩ sẽ đưa ra những phương án xử lý phù hợp nhất. Nhằm đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các cơn đau răng buốt đầu và bảo vệ răng miệng tối đa.
3. Cách hỗ trợ điều trị và phòng ngừa
Bên cạnh việc tìm đến nha sĩ để hỗ trợ xử lý những chiếc răng đang có vấn đề, bạn có thể áp dụng một số cách để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tình trạng này như sau:
- Dùng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu: Hiệu quả chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng của kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu đã được ghi nhận bởi hàng loạt giải thưởng cao quý như: Sản phẩm chất lượng cao; Top 10 Thương hiệu uy tín sản phẩm chất lượng 2016; Tinh hoa y học cổ truyền kết hợp cùng công nghệ hiện đại trong dòng kem đánh răng dược liệu, thảo dược tại Việt Nam…. Do đó, khi sử dụng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu các vấn đề như đau buốt răng, viêm nướu, nhiệt miệng, loét miệng, sâu răng… sẽ được hỗ trợ ngăn ngừa và góp phần điều trị hiệu quả.
- Dùng nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu: Ưu điểm nổi bật của sản phẩm này là thành phần cúc La Mã có tác dụng giảm đau và ngừa viêm. Kết hợp với các dược liệu tốt cho răng miệng khác như cam thảo, trà xanh, bạc hà, lô hội, hoa hòe…. Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu cũng sẽ giúp làm giảm các cơn đau răng buốt đầu sau vài ngày sử dụng thường xuyên.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn vụn thức ăn trong các kẽ răng.
- Tránh xa các thực phẩm có hại: Đồ ngọt, đồ chua cay có chứa nhiều axit, đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
- Tăng cường các thực phẩm có lợi: Ăn nhiều thực phẩm chứa canxi, rau xanh và trái cây.
- Khám nha khoa định kỳ: Trung bình 6 tháng nên đến nha khoa một lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng và lấy cao răng.
Có thể bạn quan tâm: 24 Cách chữa đau răng hiệu quả
Đây dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng đang có vấn đề khá trầm trọng. Do đó, bạn cần phải nhanh chóng đến gặp nha sĩ để được thăm khám. Đồng thời áp dụng những cách chăm sóc răng miệng để ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển nhanh, nhờ đó có thể giúp việc điều trị được hiệu quả hơn.