• VN
  • EN
Liên hệ

Cây dạ cẩm và những bài thuốc “hiệu nghiệm” của người Lạng Sơn

Những bài thuốc, phương pháp chữa bệnh từ thảo dược là một trong số những lựa chọn ưu tiên của nhiều người bệnh bởi tính an toàn, ít gây tác dụng phụ. Không chỉ vậy, trải nghiệm thực tế qua nhiều thế hệ cũng là cơ sở để người bệnh đặt niềm tin của mình vào những bài thuốc từ dân gian. Trong đó, bài thuốc chữa viêm loét miệng từ cây dạ cẩm của người Lạng Sơn là một trong số ít phương pháp được “khai sơ” và ứng dụng một cách hiệu quả vào thực tế hiện nay.

Tìm hiểu về cây dạ cẩm

Dạ cẩm – Tên khoa học là Hedyotis capitellata, là cây thuốc có nguồn gốc từ các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang,… Trong dân gian, dạ cẩm còn được gọi với nhiều tên khác như: loét miệng, đứt lướt, đất lượt, loét mồm, ngón lợn, dây ngón cúi hay chạm khẩu cắm.

Dạ cẩm là cây thân leo, ưa bóng, thích ẩm, thường mọc ở vùng ven rừng hoặc gần bờ suối. Thân cây dài từ 1 – 2m, phân đốt với mấu lớn, thường quấn vào các cây khác và phát triển thành bụi. Hoa dạ cẩm có màu trắng hoặc trắng vàng, hình ống, có kích thước nhỏ và mọc thành cụm hình xim khoảng 6 – 12 bông. Hoa thường phát triển vào tháng 5  đến tháng 11 hàng năm.

Dạ cẩm là cây ưa ẩm và ưa bóng

Quả của cây dạ cẩm là loại quả nang, kích thước nhỏ và mọc chùm thành hình cầu. Khi chín, vách vỏ quả nứt ra để giải phóng hạt. Mùa quả dạ cẩm có thể kéo dài đến tháng 12. Người ta thường tìm thấy dạ cẩm ở hai dạng là: dạ cẩm thân xanh (trắng) và dạ cẩm thân tím. Điều này là do sự đổi màu của cây dạ cẩm trong tự nhiên. Cây thường có màu xanh từ tháng 4  đến tháng 9 và đổi sang màu tím từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

Dạ cẩm là cây thuốc khá “dễ tính”, có thể phát triển và cho thu hái quanh năm. Dược liệu sau khi thu hái được rửa sạch, đem phơi hoặc sấy khô. Năm 1967, Trường Đại học Dược Hà Nội đã nghiên cứu ra cách nấu cao mềm dạ cẩm không bị nấm mốc, giúp bảo quản dễ hơn.

Thành phần và tác dụng của cây dạ cẩm

Cây dạ cẩm là vị thuốc quen thuộc và quan trọng của người dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Vì vậy, dược liệu này đã không ít lần được các nhà khoa học tiến hành phân tích và nghiên cứu. Hội Đông y Lạng Sơn đã tìm thấy, trong dạ cẩm có các thành phần gồm: Alkaloid, tanin, saponin và iridoid. Sau này, Trường Đại học Dược Hà Nội tiếp tục nghiên cứu và phát hiện trong dạ cẩm còn chứa anthranoid.

[Chờ duyệt]Cây dạ cẩm và những bài thuốc “hiệu nghiệm” của người Lạng Sơn
Hoạt chất tập trung chủ yếu ở lá và ngọn
Nghiên cứu định lượng thành phần hoá học trong cây dạ cẩm của Tiến sĩ Lại Quang Long cho thấy, trong dạ cẩm có chưa alkaloid toàn phần trong lá và thân là 0.14%, trong rễ là 1.98%. Lượng Saponin trong thân và lá là 0.658% và trong rễ là 0.511%. Từ nhóm thành phần này, dạ cẩm đã được thử nghiệm và cho thấy một số tác dụng gồm:

  • Giảm đau, chống viêm cấp tính và mãn tính.
  • Giảm acid dạ dày và giảm chỉ số loét.
  • Ức chế vi khuẩn Gram âm, trong đó có vi khuẩn H.Pylori.
  • Ức chế nấm C.albicans.

Nhận thấy hiệu quả chống loét của cây dạ cẩm rất tốt, Bệnh viện đa khoa Lạng Sơn đã đưa cây thuốc này vào nghiên cứu tác dụng điều trị viêm loét dạ dày vào năm 1960. Kết quả lâm sàng cho thấy, dạ cẩm có khả năng giảm đau dạ dày, đẩy lùi tình trạng ợ chua và giúp lành loét hiệu quả. Năm 1962, dạ cẩm chính thức được đưa vào danh mục thuốc điều trị dạ dày của bệnh viện Lạng Sơn.

Tìm hiểu những bài thuốc từ cây dạ cẩm

Theo tài liệu Y học cổ truyền, dạ cẩm có vị ngọt đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu và làm dịu cơn đau. Do đó, cây thuốc này được chế thành nhiều bài thuốc điều trị như:

Bài thuốc chữa viêm loét miệng

Bài thuốc chữa viêm loét miệng là một trong những phương thuốc được ứng dụng lâu đời và có hiệu quả nổi bật nhất của cây dạ cẩm. Cách điều chế những bài thuốc này cũng khá đơn giản, điển hình như:

Cách 1: Dùng khoảng một nắm lá dạ cẩm tươi non, rửa sạch rồi cho vào ấm đun cùng 1.5 lít nước. Khi nước sôi, đun thêm khoảng 15 phút thì tắt bếp rồi rót lấy phần nước uống thay trà hàng ngày. Trong vòng một tuần, vết loét miệng sẽ được chữa lành.

Cách 2: Lấy khoảng 200 – 300g dược liệu khô dạ cẩm và 30g cam thảo bắc đem đi nghiên thành bột rồi trộn đều. Sau đó, lấy 25g bột thuốc hãm cùng 200ml nước sôi, uống khi còn ấm. Thực hiện ngày 2 – 3 lần sẽ thấy vết loét miệng được cải thiện nhanh chóng.

Chữa loét miệng là tác dụng nổi bật của cây dạ cẩm

Bài thuốc chữa đau dạ dày

Tác dụng chữa đau dạ dày của cây dạ cẩm đã được chứng minh thông qua nghiên cứu lâm sàng và trong phòng thí nghiệm. Bởi vậy, dược liệu này rất được những người mắc bệnh dạ dày mạn tính ưa chuộng. Dưới đây là một số cách chế biến.

Cách 1: Lấy khoảng 25g lá non dạ cẩm, rửa sạch rồi cho vào ấm, sắc cùng 1 lít nước. Đun nhỏ lửa đến khi còn khoảng 500ml nước thì tắt bếp. Chắt lấy phần nước thuốc, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.

Cách 2: Lấy 5kg lá dạ cẩm rửa sạch rồi cho vào nồi nấu với nước đến khi lá tan thành dạng cao. Tiếp đó, thêm khoảng 2kg đường phèn, khuấy đến khi đường tan hết và dung dịch cô lại. Cuối cùng, cho thêm 1 lít mật ong, đảo đều rồi đợi cao nguội. Đóng cao vào chai hoặc hũ thuỷ tinh để bảo quản. Mỗi lần dùng khoảng 20 – 30ml uống vào trước bữa ăn hoặc khi đau, ngày dùng 2 – 3 lần, kiên trì trong 3 tháng.

Cây dạ cẩm được dùng để chữa đau dạ dày

Bài thuốc chữa vết thương trên da

Tác dụng lành loét của cây dạ cẩm còn được ứng dụng trong các bài thuốc chữa vết thương trên da. Cách thực hiện như sau:

  • Dùng 1 nắm lá non dạ cẩm, rửa sạch và ngâm nước muối khoảng 10 – 15 phút.
  • Đem lá đi xay hoặc giã nát.
  • Dùng bã thuốc và nước cốt đắp trực tiếp lên vết thương trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Bỏ phần bã thuốc đi và không cần rửa lại vết thương.

Người bệnh nên thực hiện 2 lần/ ngày và kiên trì trong 5 – 7 ngày. Cách làm này giúp vết thương nhanh chóng lên da non và hồi phục nhanh hơn.

Chiết xuất dạ cẩm: Bí mật phía sau sản phẩm Kem đánh răng Ngọc Châu chuyên gia

Kem đánh răng Ngọc Châu chuyên gia là sản phẩm của Dược phẩm Hoa Linh – Đơn vị dược phẩm uy tín hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và phân phối các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ thảo dược. Ngay từ giai đoạn nghiên cứu, Ngọc Châu chuyên gia đã được định hướng là giải pháp chăm sóc chuyên biệt cho những người thường xuyên mắc các bệnh lý răng miệng như: nhiệt miệng, viêm nướu, viêm lợi, viêm quanh răng, chảy máu chân răng,…

[chờ duyệt]Cây loét miệng: Thuốc quý miền ngược được khơi phóng về miền xuôi

Sau những nỗ lực nghiên cứu và không ngừng tìm kiếm các thành phần có tác dụng hiệu quả trên các bệnh răng miệng, cây dạ cẩm được chọn làm dược liệu chủ chốt cùng với 11 vị thảo dược khác trong kem đánh răng Ngọc Châu chuyên gia. Sự kết hợp của 12 loại dược liệu gồm: dạ cẩm, xô thơm, vỏ cau, đinh hương, hoa hòe, cam thảo, một dược, rễ ratany, keo ong, hương nhu, lô hội và trà xanh đã tạo ra tác động toàn diện trong việc chăm sóc răng miệng:

  • Làm sạch: Thành phần vỏ cau giúp làm sạch mảng bám, giúp răng chắc khỏe kết hợp với đinh hương, trà xanh và một dược khử mùi hôi, đem lại hơi thở thơm mát tự nhiên.
  • Làm dịu: Thành phần dạ cẩm và một dược có tác dụng giảm đau, chiết xuất lô hội làm dịu niêm mạc. Rễ cây Ratany làm căng mô và tĩnh mạch và chiết xuất trà xanh chống oxy hóa giúp săn se nướu.
  • Hỗ trợ làm lành tổn thương: Nhờ chiết xuất dạ cẩm, xô thơm, một dược, rễ Ratany, keo ong và hương nhu chống viêm, chống loét, hỗ trợ tổn thương trong khoang miệng nhanh lành.
  • Phòng ngừa các bệnh về răng: Chiết xuất hoa hoè giúp tăng sức bền thành mạch, phòng ngừa tình trạng chảy máu chân răng. Ngoài ra, thành phần đinh hương giúp ngăn chặn sâu răng hiệu quả.

Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân gian và khoa học đã giúp Kem đánh răng Ngọc Châu chuyên gia trở thành sản phẩm được tin tưởng bởi cả chuyên gia nha khoa và hàng triệu người tiêu dùng trên cả nước. Đây cũng là một trong số ít thương hiệu kem đánh răng được vinh dự đồng hành cùng các bệnh viện nha khoa đầu ngành như bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội, bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hồ Chí Minh trong việc thực hiện đề án 5628 của Bộ Y Tế trong việc nâng cao năng lực khám, chữa bệnh và Dự phòng các bệnh răng miệng cộng đồng giai đoạn 2021-2030.

Trong khảo sát được thực hiện từ ngày 05.12.2023 đến 13.12.2023  bởi Nielsen IQ, Ngọc Châu được bình chọn là thương hiệu kem đánh răng dược liệu được tin dùng, giới thiệu và yêu thích nhất.

Ngọc Châu – Bảo vệ nụ cười chắc khỏe cho cả gia đình bạn:

Hiện nay, Ngọc Châu chuyên gia đã được phân phối tại khắp 63 tỉnh thành tại các nhà thuốc, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hoá và các trang bán hàng điện tử.

  • Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu truyền thống (vị dược liệu truyền thống): Link sản phẩm
  • Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trắng sáng: Link sản phẩm
  • Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu chuyên gia (vị trà xanh): Link sản phẩm
  • Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em cho trẻ từ 2 đến 6 tuổi (hương dâu): Link sản phẩm
  • Kem đánh răng Ngọc Châu cho trẻ trên 6 tuổi: Link sản phẩm
Ngọc Châu, thương hiệu kem đánh răng dược liệu được tin dùng và giới thiệu nhất
3 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bộ sản phẩm Ngọc Châu

Icon

Khám phá các dòng sản phẩm Ngọc Châu phù hợp nhu cầu chăm sóc răng miệng cho cả gia đình

Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu cho trẻ trên 6 tuổi

Làm sạch, giúp: ngừa sâu răng, giảm mảng bám...

Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu

Làm sạch miệng, khử mùi hôi miệng. Kháng khuẩn,...

Kem đánh răng Dược liệu Ngọc Châu trắng sáng

Làm sạch, giảm mảng bám, cao răng, vết ố...

Kem đánh răng Dược liệu Ngọc Châu truyền thống

Làm sạch, ngừa sâu răng, mảng bám răng, giữ...

Kem đánh răng Dược liệu Ngọc Châu chuyên gia

Giúp: Làm sạch, ngừa sâu răng, giảm mảng bám...

Loading