Hôi miệng gây ra nhiều vấn đề rắc rối trong cuộc sống, vì vậy những cách trị hôi miệng tận gốc tại nhà được rất nhiều người tìm kiếm để cải thiện hơi thở có mùi. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Dược liệu Ngọc Châu tìm hiểu kĩ hơn về chứng bệnh này.
1. Nguyên nhân gây hôi miệng
1.1. Vệ sinh răng miệng không sạch
Những vụn thức ăn còn sót lại do vệ sinh răng nướu không sạch, sẽ trở thành mục tiêu tấn công của các vi khuẩn gây hại. Chúng phân hủy thức ăn và có thể gây ra mùi hôi, do đó khiến cho hơi thở có mùi.
1.2. Do mắc các bệnh lý về răng miệng
Một số bệnh lý về răng nướu như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu… lúc này trong miệng có chứa nhiều vi khuẩn hoặc các mảng bám tích tụ lại quanh răng. Từ đó sinh ra mùi khó chịu.
1.3. Bị khô miệng
Nước bọt có chức năng giúp loại bỏ các hạt thức ăn gây hôi miệng, duy trì sự ổn định của môi trường pH trong miệng để ngăn không cho vi khuẩn phát triển. Khi lượng nước bọt bị suy giảm sẽ dẫn đến tình trạng khô miệng (xerostomia). Lúc này khả năng làm sạch cặn thức ăn bị suy giảm, vi khuẩn gây hại sinh sản mạnh hơn và có mùi hôi.
Tình trạng này thường xảy ra khi thở bằng miệng trong lúc ngủ, và đây là nguyên nhân khiến mọi người cảm thấy hơi thở của mình sau khi thức dậy có mùi khó chịu hơn.
1.4. Ăn thực phẩm có mùi
Các loại đồ ăn nặng mùi như tỏi, hành tây… khi được đưa vào cơ thể, các chất có mùi sẽ xâm nhập vào máu và di chuyển đến phổi. Điều này sẽ khiến có mùi khi giao tiếp, tuy nhiên vấn đề này không kéo dài lâu và có thể nhanh chóng biến mất khi vệ sinh răng miệng.
1.5. Hệ tiêu hóa gặp vấn đề
Một số vấn đề về sức khỏe của hệ tiêu hóa cũng có thể là nguyên nhân như rối loạn đường ruột, táo bón, dạ dày hoạt động kém. Trong trường hợp bị trào ngược dạ dày, mùi từ các thực phẩm có thể bị đẩy ngược lại vùng miệng.
1.6. Tác dụng phụ của thuốc tây y
Việc sử dụng một số loại thuốc tây y cho các bệnh mãn tính cũng có thể làm giảm chức năng tiết nước bọt, làm khô miệng và có mùi khi giao tiếp. Ngoài ra, khi các thuốc này phân hủy trong cơ thể sẽ giải phóng ra các hóa chất gây mùi làm miệng có mùi.
1.7. Nhiễm khuẩn trong khoang miệng
Sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa như nhổ răng, vi khuẩn có thể tấn công tại miệng vết thương thở và gây viêm nhiễm. Điều này cũng khiến cho có mùi khi thở hoặc nói chuyện.
1.8. Thói quen hút thuốc lá
Hút thuốc lá là nguyên nhân phổ biến dẫn đến hơi thở, đặc biệt đối với nam giới. Ngoài ra, hút thuốc lá còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý răng nướu nghiêm trọng hơn như răng ố vàng, viêm lợi, sâu răng….
1.9. Mắc các bệnh lý
Những bệnh lý như sỏi amidan, viêm mũi mãn tính, ung thư… cũng có thể là tác nhân gây hôi miệng. Trong đó, sỏi amidan khiến miệng có mùi hôi nặng nhất.
2. Hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì?
- Dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về răng nướu: viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy….
- Các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp: viêm xoang, viêm amidan…
- Dấu hiệu cảnh cáo bệnh: tiểu đường, gan, thận… do sự phân hủy mỡ trong cơ thể.
3. Cách chữa trị hôi miệng tận gốc tại nhà
3.1. Nước muối
Dung dịch nước muối có công dụng sát khuẩn, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại trong miệng và hỗ trợ làm sạch. Do đó, có thể sử dụng nước muối 2 – 3 lần/ngày để cải thiện tình trạng này.
3.2. Đinh hương
Hoạt chất eugenol trong đinh hương giúp sát khuẩn mạnh, giúp tiêu diệt vi khuẩn và giảm mùi hôi. Bạn chỉ cần nhai một ít đinh hương khoảng 3 – 5 phút, sau đó nhổ bỏ bã và tiếp tục nhai thêm một ít đinh hương mới, thực hiện ngày vài lần. Đối với mẹo vặt chữa hôi miệng này, bạn chỉ nên nhai đinh hương tươi.
3.3. Dầu dừa
Dầu dừa ngoài tính chống viêm, còn giúp tiêu diệt vi khuẩn, giúp khử mùi và giữ cho hơi thở thơm mát hơn. Cách này được thực hiện như sau:
- Hâm nóng 1 muỗng dầu dừa.
- Rửa sạch tay, rồi dùng tay thoa dầu dừa xung quanh miệng khoảng 5 – 10 phút.
- Sau đó nhổ bỏ và làm sạch miệng lại bằng nước ấm.
- Thực hiện ngày 1 lần.
3.4. Gừng
Sử dụng gừng cũng đem lại kết quả rất tốt. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ rồi thái lát mỏng.
- Đem gừng tươi xay nhuyễn cùng với 1 ly nước sôi để nguội.
- Dùng rây lọc để chắt lấy nước cốt, rồi cho vào nồi đun.
- Đun đến khi thấy mép nước sủi bọt thì tắt bếp và chắt nước cốt ra ly.
- Pha thêm nước cốt ½ quả chanh vào nước gừng.
- Đợi nguội thì dùng hỗn hợp trên để ngậm khoảng 30 giây rồi nhổ bỏ.
- Thực hiện ngày 1 – 2 lần.
3.5. Mật ong
Mật ong có tính sát khuẩn, giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây mùi tốt. Do đó bạn có thể pha một ly nước mật ong với nước cốt ½ quả chanh để súc miệng. Thực hiện 1 – 2 lần/ngày, sẽ thấy tình trạng này được cải thiện đáng kể.
3.6. Húng chanh
Sử dụng húng chanh cũng được nhiều người ưa chuộng vì dễ thực hiện và mang đến hiệu quả tốt. Đối với cách này, bạn chỉ cần phơi khô lá húng chanh. Sau đó đem sắc với nước để thu lấy nước cốt thật đặc. Dùng nước cốt để ngậm khoảng 5 – 7 phút, sau đó nhổ bỏ và làm sạch lại với nước sạch. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày cho đến khi tình trạng được cải thiện.
3.7. Kết hợp chanh và muối
Nước cốt chanh với muối dùng để súc miệng cũng là một trong những cách làm hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng hỗn hợp trên mỗi tuần 2-3 lần, chải răng hoặc chải lưỡi để loại bỏ vi khuẩn gây mùi.
3.8. Ăn sữa chua
Sữa chua có giúp ức chế sản sinh hydrogen sulfide, vì thế ăn sữa chua hàng ngày cũng là một trong những cách giúp giảm hôi miệng. Ngoài ra, sữa chua còn thúc đẩy các vi khuẩn có lợi phát triển, giúp bảo vệ răng miệng cũng như hệ tiêu hóa.
4. Các biện pháp phòng ngừa hôi miệng
4.1. Dùng nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu
Đây là sản phẩm chăm sóc sức khỏe răng miệng, chứa các thành phần dược liệu có tác dụng giúp hạn chế vi khuẩn phát triển, hỗ trợ ngăn ngừa và loại bỏ mảng bám, giúp khử mùi hôi răng miệng như bạc hà, cam thảo, tinh dầu tràm…. Do đó, sản phẩm góp phần loại bỏ hôi miệng và mang lại hơi thở thơm mát hơn.
Ngoài ra, sản phẩm còn có tính kháng khuẩn, ngừa viêm; hỗ trợ cải thiện và giúp ngăn chặn các vấn đề răng nướu như: chảy máu chân răng, viêm lợi, sâu răng, đau nhức răng nướu…. Đồng thời sản phẩm này còn giúp răng nướu chắc khỏe hơn.
4.2. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Đây là việc cần thực hiện đều đặn hàng ngày để loại bỏ các vụn thức ăn trong miệng, ngăn không cho vi khuẩn gây hại sinh sôi. Ngoài việc chăm sóc răng miệng thông thường, bạn nên dùng chỉ nha khoa sau khi ăn và vệ sinh lưỡi.
4.3. Hạn chế ăn thực phẩm có mùi
Để tránh mùi hôi trong hơi thở, bạn nên hạn chế ăn các loại thức ăn có mùi như hành, tỏi, và thức ăn có nhiều protein…
Với những thông tin Dược Liệu Ngọc Châu chia sẻ trong bài viết trên, tin chắc rằng bạn đã biết nguyên nhân, các phương pháp hạn chế hôi miệng tại nhà. Chúc bạn sớm có được hơi thở thơm mát và dễ chịu.