Những cách chữa sâu răng bằng lá bàng được áp dụng phổ biến trong dân gian bao đời nay. Dù vậy, rất ít người biết được chính xác vì sao lá bàng có tác dụng trị răng sâu và tất cả những bài thuốc từ thảo dược này. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những vấn đề trên.
1. Tác dụng chữa sâu răng của lá bàng
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong lá bàng chứa nhiều: tannin, flavonoid, saponin, phytosterol…. Những hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau mạnh. Khi tiếp xúc với enzym có trong nước bọt, chúng sẽ hình thành một lớp màng có công dụng bảo vệ răng miệng hiệu quả.
Ngoài ra, trong loại lá này còn chứa nhiều thành phần dưỡng chất có tác dụng giúp răng nướu chắc khỏe, giúp màu men trắng sáng hơn và loại bỏ mùi hôi khó chịu trong miệng.
2. Cách chữa sâu răng bằng lá bàng
2.1. Đun nước súc miệng
Đây là cách đơn giản nhất thường được mọi người áp dụng để giảm đau nhức, làm sạch miệng và giúp hơi thở dễ chịu hơn. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị một nắm lá non, rửa sạch và ngâm nước muối loãng khoảng 10 phút rồi cho vào nồi.
- Cho thêm 1 lít nước vào nồi đun sôi với nhỏ lửa trong khoảng 30 phút.
- Khi nước trong nồi cạn còn lại khoảng 1 bát thì tắt bếp.
- Đợi nguội thì chắt lấy nước để ngậm và súc miệng trong khoảng 5 phút. Sau đó làm sạch miệng lại bằng nước ấm.
- Thực hiện 2 lần/ngày.
2.2. Lá bàng non kết hợp với muối
Muối có tính sát khuẩn, kháng viêm nên có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và ngăn không cho răng bị sâu nặng hơn. Khi kết hợp hai nguyên liệu trên với nhau, sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Lấy một nắm lá non rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng 5 – 10 phút, rồi đem xay nhuyễn hoặc giã nát với 1/3 thìa muối.
- Đem hỗn hợp thu được pha với 250ml nước lọc, rồi dùng rây lọc để chắt lấy nước cốt.
- Dùng nước cốt thu được để ngậm và súc miệng trong khoảng 5 phút rồi nhổ bỏ. Trong ngày đầu tiên, tốt nhất cứ sau 4 tiếng thì thực hiện 1 lần. Những ngày sau thì dùng trước khi đi ngủ.
2.3. Dùng lá bàng non để đắp
Với cách này, bạn cũng chuẩn bị một nắm lá non và muối rồi thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
- Rửa sạch lá non, ngâm với nước muối loãng khoảng 5 – 10 phút. Sau đó đem giã nát với ½ thìa muối.
- Dùng hỗn hợp trên để đắp lên vị trí răng bị sâu và ngậm trong khoảng 15 phút rồi nhổ bỏ. Lưu ý không nên súc miệng lại bằng nước.
- Thực hiện 2 lần/ngày.
3. Những lưu ý khi dùng lá bàng chữa sâu răng
Khi áp dụng những mẹo trị răng bị sâu được chia sẻ ở trên, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Những phương pháp trên chỉ có tác dụng đối với trường hợp sâu nhẹ, còn nếu bị sâu nặng thì sẽ không mang lại hiệu quả tốt.
- Khi mới sử dụng, men răng sẽ có màu vàng nhưng vấn đề này sẽ nhanh chóng biến mất khi ngừng áp dụng các bài thuốc trên.
- Nên chọn những lá non, không sâu bệnh và tốt nhất nên hái vào sáng sớm để mang lại hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu – Góp phần cải thiện triệu chứng sâu răng hiệu quả
Với thành phần chứa các dược liệu tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, ngừa viêm và hỗ trợ giảm sưng đau do các bệnh lý răng nướu gây ra; nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu là sản phẩm được khuyên dùng để chăm sóc răng miệng hàng ngày, đặc biệt khi bị sâu răng. Sản phẩm có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại, góp phần ngăn không cho chúng tấn công khiến tình trạng răng bị sâu nặng hơn; đồng thời giúp làm giảm các triệu chứng sưng và đau nhức khó chịu. Nhờ đó, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể sau vài ngày sử dụng.
Ngoài ra, nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu còn có tác dụng nuôi dưỡng răng nướu chắc khỏe, mang lại hơi thở dễ chịu hơn, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và góp phần ngăn ngừa các bệnh lý như: viêm lợi, viêm nha chu, chảy máu chân răng, nhiệt miệng, lở miệng….