Nhiệt miệng (áp tơ miệng) là bệnh lý phổ biến mà ai cũng đều có thể mắc phải ít nhất một lần trong đời. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Có những cách trị nào hiệu quả nhanh chóng? Dưới đây là TOP 15 cách chữa nhiệt miệng trong 1 ngày tại nhà tốt nhất được Dược liệu Ngọc Châu tổng hợp và chia sẻ đến các bạn.
1. Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là một hoặc vài đốm nhỏ màu trắng hoặc vàng có kích thước dưới 1cm, xung quanh các đốm này thường có viền đỏ. Các vết loét thường xuất hiện ở các mô mềm trong môi, má, trên nướu hoặc dưới nướu và thường xuất hiện và kéo dài khoảng 7 – 10 ngày, sau đó tự khỏi mà không để lại sẹo.
Đây là bệnh lành tính, không lây lan, không ăn sâu vào lớp biểu mô miệng. Nhưng người bệnh sẽ cảm đấy đau khi cọ xát vào vùng bị tổn thương, hoặc lúc ăn uống các đồ nóng, chua cay và mặn.
2. Triệu chứng của nhiệt miệng
Người bệnh thường có một số triệu chứng:
- Xuất hiện các vết đốm hình bầu dục, to khoảng 1 – 2mm, hoặc xuất hiện một vùng da đỏ gây đau.
- Người bệnh cảm thấy đau miệng, khi ăn uống sẽ thấy đau hoặc xót hoặc thấy ngứa râm ran trong miệng.
- Khi bệnh nặng, người bệnh có thể bị sốt cao, tiêu chảy, phát ban, đau đầu.
3. Nguyên nhân nhiệt miệng
- Vi khuẩn, virus: Nguyên nhân thường gặp nhất là do vi khuẩn, virus có hại tấn công khoang miệng. Niêm mạc miệng bị tổn thương sẽ hình thành các bọng nước và vết loét.
- Thiếu chất dinh dưỡng: Khi cơ thể thiếu các loại vitamin và khoáng chất như vitamin C, B9, B12, kẽm, sắt hoặc axit folic….
- Hệ miễn dịch suy yếu: Khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, các virus và vi khuẩn có thể xâm nhập và tấn công khoang miệng qua việc hít thở hoặc ăn uống. Lúc này sức đề kháng của cơ thể không đủ sức để chống lại các nguyên nhân gây bệnh. Virus và vi khuẩn sẽ nhanh chóng phát triển, tấn công niêm mạc miệng.
- Suy giảm chức năng gan: Gan đảm nhận việc thanh lọc các chất độc trong cơ thể. Khi gan hoạt động quá mức, lúc này các chất độc sẽ tích tụ lại bên trong cơ thể. Lâu dần một số độc tố có thể tích tụ trong khoang miệng và gây nhiệt.
- Thay đổi nội tiết tố: Nữ giới trong chu kỳ kinh nguyệt thay đổi hormone cũng dễ mắc triệu chứng này. Sau kỳ kết thúc chu kỳ, nội tiết tố trở nên ổn định hơn, thì tình trạng này sẽ biến mất.
- Vệ sinh răng miệng sai cách: Dùng lực đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải lông cứng, dùng sản phẩm có chứa Sodium lauryl sulfate….
- Thói quen ăn uống có hại: Ăn quá nhiều đồ cay nóng sẽ khiến lớp niêm mạng bị tổn thương…. Bệnh sẽ càng nặng hơn khi vào mùa đông, nhiều người có thói quen ăn đồ cay nóng cho ấm người.
- Bệnh về răng miệng: Khi mắc phải bệnh về răng nướu như sâu răng, viêm nướu, viêm quanh răng, viêm tủy….
4. Cách chữa trị nhiệt miệng tại nhà
4.1. Sử dụng nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu
Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ người tiêu dùng trong suốt hơn 10 năm qua, bởi hiệu quả giúp đẩy lùi bệnh nhiệt miệng, giúp làm dịu cảm giác đau xót chỉ sau 2 – 3 lần. Công dụng này có được là nhờ những dược liệu tự nhiên an toàn, lành tính đã được các nhà khoa học, dược sĩ, bác sĩ tính toán tỉ mỉ để mang đến sản phẩm chăm sóc răng miệng.
Trong đó, tinh chất cúc La Mã giúp giảm đau; lô hội và trà xanh giúp nuôi dưỡng niêm mạc, thúc đẩy quá trình săn se niêm mạc và hỗ trợ vết thương mau lành. Ngoài ra, các nguyên liệu khác như hoa hòe, cam thảo, bạc hà, tinh dầu tràm giúp ngăn ngừa vi khuẩn. Từ đó góp phần cải thiện bệnh.
Hướng dẫn sử dụng:
- Lấy 15 – 20ml dung dịch.
- Súc dung dịch khoảng 30 giây sau đó nhổ bỏ, có thể súc lại với nước sạch hoặc không.
- Thực hiện ngày 2 – 3 lần.
4.2. Nước muối
Nước muối có tính sát trùng, kháng khuẩn sẽ giúp tiêu diệt tác nhân của bệnh; giúp vùng tổn thương khô nhanh hơn, Súc miệng bằng nước muối sinh lý súc miệng ngày 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 20ml trong khoảng 30 giây rồi nhổ bỏ.
4.3. Cách chữa nhiệt miệng bằng baking soda
Sử dụng baking soda chữa nhiệt miệng được nhiều người tin dùng, hợp chất này giúp cân bằng độ pH trong khoang miệng, ngăn không cho một số loại vi khuẩn phát triển.
- Hòa tan 5g baking soda với 230ml nước
- Dùng khoảng 15ml trong hỗn hợp trên để súc miệng khoảng 30 giây, rồi nhỏ bỏ.
- Thực hiện ngày 2 – 3 lần hoặc 2 – 3 giờ/lần.
4.4. Thấm oxy già lên vết lở
Oxy già làm sạch và giảm vi khuẩn gây hại. Do đó, đây là cách điều trị được nhiều người áp dụng:
- Pha loãng oxy già 3% với nước.
- Dùng tăm bông thấm vào dung dịch trên vào vết lở ngày vài lần.
Ngoài ra, bạn cũng có thể pha loãng oxy già dùng để súc miệng. Mỗi lần trong khoảng 1 phút, rồi nhổ bỏ.
4.4. Uống bột sắn dây
Theo Đông y, bột sắn dây giúp thanh nhiệt, giải độc nên thường được sử dụng để làm giảm các tổn thương do nóng trong người gây ra:
- Chuẩn bị 1 ly nước nóng, sau đó cho 2 – 3 thìa bột sắn dây vào cốc.
- Khuấy đều hỗn hợp trên và uống, có thể điều chỉnh lượng bột sắn dây tùy theo sở thích.
Uống bột sắn dây là phương pháp dân gian được tin dùng. Song cách này không nên áp dụng với những người đang dùng thuốc trị tiểu đường, người bị ung thư vú hoặc ung thư nhạy cảm với hormone, người đang điều trị bằng thuốc methotrexate hoặc tamoxifen.
4.6. Nước khế chua
Khế giúp kháng viêm, thanh nhiệt nhanh, bạn có thể tham khảo:
- Rửa sạch 2 – 3 quả khế, cắt múi rồi cho vào nồi.
- Cho 500ml nước và đun cho đến khi sôi thì vặn lửa nhỏ, đun thêm 5 phút.
- Đợi hỗn hợp nguội thì chắt lấy nước để sử dụng trong ngày. Lưu ý là ngậm và nuốt dần chứ không uống hết liền. Dùng sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.
4.7. Lá húng chó
Cách thực hiện:
- Dùng 3 4 lá húng chó, ngâm nước muối khoảng 5 phút rồi để ráo nước.
- Cho lá húng chó và vài hạt muối vào miệng nhai kỹ rồi nuốt, sau đó uống thêm vài ngụm nước mát.
- Áp dụng ngày 3 – 4 lần.
4.8. Dùng hỗn hợp cỏ mực và mật ong
Cỏ mực hay còn gọi cỏ nhọ nồi sát khuẩn rất tốt. Vì thế dùng cỏ mực là cách điều trị Đông y khuyên dùng.
- Lá cỏ mực rồi giã nát.
- Chắt lấy nước cốt rồi pha với 1 thìa mật ong.
- Dùng tăm bông nhúng vào hỗn hợp trên trực tiếp ngày 2 – 3 lần.
Lưu ý: Khi áp dụng biện pháp này, bạn nên hạn chế ăn uống và nói chuyện trong khoảng vài giờ sau khi bôi.
4.9. Điều trị bằng giấm táo
Giấm táo có chứa các axit axetic có tác dụng loại trừ vi khuẩn có hại, gia tăng vi khuẩn có lợi. Vì thế, dùng nước giấm táo để súc miệng sẽ khiến các vết loét biến mất nhanh chóng.
- Pha 1 thìa giấm táo với 1 ly nước.
- Súc khoảng 30 giây rồi nhổ bỏ. Thực hiện ngày 2 – 3 lần.
4.10. Rau đắng
Bạn có thể áp dụng 2 cách theo hướng dẫn dưới đây:
- Cách 1: Rau đắng đem giã nhỏ và chắt lấy nước cốt. Người lớn thì ngậm nước rau đắng khoảng 2 – 3 phút rồi nhổ bỏ; còn trẻ em thì nhúng tăm bông vào nước cốt, rồi chấm vào chỗ bị lở.
- Cách 2: Phơi khô rau đắng, đem sắc lấy nước để uống thay trà.
5. Các biện pháp phòng ngừa
- Sử dụng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu: Đây là sản phẩm có tính kháng khuẩn, chống viêm, thanh nhiệt. Nhờ đó góp phần đẩy lùi tình trạng nhiệt miệng hiệu quả.
- Xây dựng chế độ ăn uống giàu vitamin và khoáng chất, tăng cường các thực phẩm như rau xanh, hoa quả tươi…
- Tránh xa các thực phẩm có hại như đồ cay nóng, các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ.
- Tăng cường rèn luyện thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch.
Như vậy, Dược liệu Ngọc Châu đã cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin về căn bệnh này, bên cạnh đó chúng tôi đã chia sẻ đến bạn 10 cách điều trị trị tại nhà có hiệu quả nhanh chóng chỉ sau 1 ngày. Bạn có thể chọn cho mình biện pháp phù hợp nhất cho mình nhé. Trong trường hợp không cải thiện, bạn hãy đến bệnh viện hoặc phòng khám gần nhất để được tư vấn kịp thời. Chúc các bạn sớm tạm biệt những cơn đau xót khó chịu.
[…] Nguồn: https://duoclieungocchau.vn/cach-chua-nhiet-mieng-3-nguyen-tac-ban-can-nam-long-truoc-khi-ap-dung/ […]
Tui bị nhiệt miệng giờ phải làm sao
Chào anh,
Hiện anh đang nhiệt miệng thông thường và chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, anh có thể sử dụng kết hợp kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu và nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu,
Có tác dụng
Làm dịu khoang miệng, giảm triệu chứng sưng đỏ, xót của nhiệt miệng;
Làm sạch miệng, ngừa sâu răng, mảng bám răng, giữ răng sáng bóng (không bào mòn men răng)
Giúp thanh nhiệt, làm dịu, giảm sưng tấy, góp phần bảo vệ lợi, chắc chân răng, ngăn ngừa nhiệt miệng, viêm lợi, tụt lợi, chảy máu chân răng, ê buốt răng.
Khử mùi hôi miệng, mùi thức ăn (hành tỏi, hải sản, mùi thuốc lá,…) giữ hơi thở thơm mát để bạn thoải mái, tự tin khi giao tiếp
Ngọc Châu chúc anh luôn có hàm răng chắc khỏe và đồng hành cùng nhãn hàng !
[…] Nhiệt miệng hay còn gọi là vết loét miệng, là tình trạng xuất hiện các vết loét tại các mô mềm như bên trong má, môi, nướu, dưới lưỡi, sau khi bạn bị viêm miệng. […]