Đau răng là một trong những vấn đề răng miệng thường xuyên xảy ra nhất đối với mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây đau răng là gì, cách chữa đau răng và phòng ngừa như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Ngọc Châu.
I. Tại sao đau răng là vấn đề phổ biến?
Mỗi người nên đánh răng 2 lần/ngày và nên kiểm tra sức khỏe răng miệng ít nhất 2 lần/năm. Tuy nhiên số người Việt thực hiện đúng không nhiều, đặc biệt chúng ta không có thói quen khám răng định kỳ như các quốc gia phương tây khác. Hai yếu tố trên kết hợp với nhau khiến “sức đề kháng” của răng suy yếu, dẫn đến đau răng trở thành vấn đề phổ biến.
Ngoài ra một vài bệnh lý cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến đau nhức răng, ví dụ như viêm xoang, đau khớp thái dương hàm hoặc đau do dây thần kinh….
Tầm quan trọng của việc chữa trị đau răng kịp thời
Đau răng khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu gây ảnh hưởng đến việc ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi. Vấn đề này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ khiến tình trạng răng càng trở thêm nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh, viêm tủy, áp xe răng… từ đó dẫn đến nhiều bệnh lý khác, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Do đó, tuyệt đối không được chủ quan nếu răng thường xuyên bị đau nhức.
II. Nguyên nhân gây đau răng
Sự hư tổn của men răng
Men răng bị hư tổn do nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như va đập mạnh… khiến lộ tủy răng ra ngoài. Khi đó tủy răng không được bảo vệ sẽ phải tiếp xúc với các loại vụn thức ăn hoặc đồ uống nóng, lạnh trong cuộc sống hàng ngày, điều này sẽ khiến tủy răng bị tổn thương và gây ra cảm giác đau nhức.
Trong tủy răng có chứa các sợi dây thần kinh nhạy cảm, các sợi dây thần kinh này sẽ truyền cảm giác đau nhức đến não bộ. Vì thế cụm từ dân gian hay nói “đau buốt óc” thường được sử dụng để chỉ trường hợp này.
Răng sâu
Răng sâu là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau răng. Những điểm bị sâu răng thường chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho răng miệng, chúng sẽ tấn công và làm tổn thương men răng, gây ra cảm giác đau thức, đặc biệt là khi ăn uống đồ cay, nóng, lạnh.
Nhiễm trùng nha chu
Nhiễm trùng nha chu hay còn gọi viêm nha chu là bệnh nhiễm trùng khiến các mô mềm quanh răng bị tổn thương. Lúc này lớp nướu quanh chân răng không còn bám chặt vào chân răng như bình thường, khiến chân răng bị lộ ra bên ngoài. Phần chân răng không được bảo vệ bởi lớp men răng chắc chắn như thân răng, do đó dễ bị vi sinh vật gây hại trong khoang miệng tấn công hoặc do thói quen sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến răng dễ bị đau nhức, đặc biệt là khi ăn uống.
Vi khuẩn và viêm nhiễm
Các loại vi sinh vật gây hại và viêm nhiễm răng miệng cũng là nguyên nhân dẫn đến đau răng. Trường hợp này thường xảy ra khi việc vệ sinh răng miệng hàng ngày không được chú trọng.
III. Cách chăm sóc răng miệng để tránh đau răng
Dùng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu
Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu là sản phẩm được các nha sĩ khuyên dùng để vệ sinh răng miệng hàng ngày. Đặc biệt phù hợp cho những người đang bị đau răng, nhiệt miệng, viêm nướu răng, tụt lợi, chảy máu chân răng và sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa như niềng răng, tẩy trắng răng, nhổ hoặc lấy cao răng.
Thành phần của sản phẩm gồm các dược liệu lành tính, thường được sử dụng trong dân gian và y học cổ truyền để chăm sóc răng miệng. Trải qua nhiều năm nghiên cứu, các dược liệu dược kết hợp với nhau theo một tỉ lệ chính xác, bổ trợ công năng cho nhau, hỗ trợ phát huy tối đa công dụng bảo vệ răng miệng và góp phần ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng.
Hướng dẫn sử dụng:
- Sử dụng một lượng kem đánh răng vừa đủ. Đối với trẻ em từ 2 – 6 tuổi, chỉ dùng một lượng nhỏ bằng hạt đậu.
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày.
Dùng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu theo đúng hướng dẫn, sau 2 – 4 tuần sẽ thấy các vấn đề về răng miệng của bạn được cải thiện đáng kể.
Đánh răng đúng cách
Dưới đây là các bước đánh răng đúng chuẩn y khoa mọi người nên thực hiện:
- Bước 1: Súc miệng bằng nước sạch để loại bỏ những vụn thức ăn to bám quanh răng.
- Bước 2: Làm ướt bàn chải đánh răng. Tốt nhất bạn hãy để bàn chải dưới vòi nước sạch, bước này sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn các bụi bẩn bám trên bàn chải.
- Bước 3: Lấy một lượng kem đánh răng vừa vừa đủ, khoảng một hạt đậu với người lớn, còn đối với trẻ em chỉ cần một lượng bằng hạt gạo.
- Bước 4: Để lông bàn chải nghiêng một góc 45° so với bề mặt răng nướu. Góc độ này sẽ giúp đầu lông bàn chải tiếp xúc được với toàn bộ răng, bao gồm cả phần tiếp giáp giữa hai chiếc răng và phần sát nướu.
- Bước 5: Đánh răng theo chiều dọc từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên hoặc xoay vòng bàn chải. Thao tác này sẽ giúp loại bỏ vụn thức ăn thừa hoặc mảng bám ở kẽ răng tốt hơn so với đánh răng theo chiều ngang. Chải răng răng theo từng nhóm gồm 2 – 3 chiếc răng, thực hiện lần lượt cho đến khi hết toàn bộ hàm răng.
- Bước 6: Sau khi đã đánh xong mặt ngoài răng, đưa bàn chải vào mặt bên trong. Cách đánh răng tương tự mặt bên ngoài. Sau đó chải sạch phần mặt nhai của răng hàm.
- Bước 7: Vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng. Nếu không có dụng cụ này, thì có thể dùng mặt sau của bàn chải hoặc dùng trực tiếp lông bàn chải để làm sạch lưỡi.
- Bước 8: Súc miệng bằng nước sạch khoảng 3 – 4 lần để loại bỏ hoàn toàn các vụn thức ăn, mảng bám và kem đánh răng trong khoang miệng.
Chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp
Chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp cũng là một trong những cách bảo vệ răng miệng mà các nha sĩ thường khuyên. Khi răng nướu đang bị tổn thương không nên chọn bàn chải quá cứng nhằm tránh cho răng nướu bị tổn thương nặng hơn. Đối với kem đánh răng cũng tương tự, nên chọn các sản phẩm có chứa các thành phần tự nhiên lành tính, các loại có chứa dược liệu tự nhiên có tác dụng bảo vệ răng miệng; hạn chế các sản phẩm có chứa những thành phần gây ảnh hưởng quá nhiều đến răng nướu như than hoạt tính….
Sử dụng chỉ nha khoa
Chỉ nha khoa với diện tích nhỏ có thể dễ dàng làm sạch các vụn thức ăn thừa trong kẽ răng mà không gây tổn thương đến răng nướu như khi dùng tăm. Vì thế bạn nên sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn uống hàng ngày, ngăn ngừa các vi sinh vật gây hại trong khoang miệng phát triển, từ đó giúp ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng.
Dùng nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu
Hiệu quả hỗ trợ làm giảm các cơn đau răng của nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu đã được khoa học nghiên cứu và chứng minh. Những người đang gặp tình trạng này, sau khi dùng nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu 1 – 2 ngày sẽ thấy giảm đi đáng kể.
Hiệu quả của sản phẩm này đến từ thành phần cúc La Mã có tác dụng giảm đau, ngừa viêm; cùng với tinh chất hoa hòe, cam thảo có tính kháng khuẩn, kháng viêm. Kết hợp với các dược liệu khác như tinh dầu tràm, trà xanh, bạc hà, lô hội. Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu góp phần tăng cường sức khỏe răng miệng, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh lý về răng nướu hiệu quả.
Hướng dẫn sử dụng:
- Ngậm 15 – 30ml nước súc miệng trong khoảng 30 giây.
- Sau đó nhổ nước súc miệng ra ngoài, có thể súc miệng lại với nước lọc hoặc không.
- Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần.
Hạn chế tiếp xúc với chất gây ảnh hưởng xấu đến răng
Không ăn nhiều đồ ngọt, đồ cay nóng hoặc lạnh, nước uống có gas… là những lưu ý mà người có vấn đề về răng miệng cần phải ghi nhớ. Đối với những ai răng bị tổn thương do các tác động từ bên ngoài thì cũng cần phải tránh các loại thức ăn cứng cho đến khi tình trạng răng ổn hơn. Khi bị đau răng nếu không kiêng khem thì sẽ khiến vấn đề trở nên nặng hơn và có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác cho sức khỏe.
IV. Cách chữa trị đau răng
Giảm đau răng tạm thời bằng thuốc giảm đau
Trong trường hợp đau răng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày thì có thể sử dụng thuốc giảm đau để làm dịu bớt các cơn đau. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc giảm đau, đặc biệt là thuốc tiêm cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Chữa trị đau răng tại nha khoa
Trường hợp đau răng do răng bị sứt, mẻ, vỡ răng… thì cần đến các cơ sở nha khoa để tiến hành hàn hoặc trám răng. Điều này sẽ giúp ngăn vi sinh vật gây hại tấn công men răng, tủy răng, từ đó bảo vệ răng và làm giảm các cơn đau.
Nếu như tủy răng đã bị nhiễm trùng thì trước khi hàn răng, trám răng cần phải làm sạch tủy răng nhằm tránh trường hợp vi sinh vật gây hại tấn công từ bên trong sau khi hàn, trám răng.
Chữa trị đau răng theo phương pháp dân gian
1. Chườm đá lạnh
Chườm lạnh sẽ giúp làm giảm đau răng cấp tốc hiệu quả, nhờ tác dụng co mạch máu ở những khu vực bị đau. Bạn chỉ cần bọc đá lạnh vào một chiếc khăn sạch, rồi chườm 5 phút, sau đó nghỉ 10 phút, cảm giác khó chịu sẽ biến mất. Thực hiện mỗi ngày không quá 5 lần.
2. Nước cốt tỏi giảm đau răng
Trong thành phần của tỏi có chứa nhiều allicin, giúp giảm đau hiệu quả. Bạn hãy nghiền nát một tép tỏi tươi, sau đó trộn với muối, rồi đắp lên vùng răng đau. Thực hiện cách này mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần đắp không quá 15 phút. Đây là một trong những cách giảm đau nhanh nhất, nhưng bạn nên nhớ pha loãng tỏi cùng nước ấm, để tránh làm kích ứng hoặc bỏng nướu.
3. Tinh dầu bạc hà
Dùng bạc hà cũng là một trong những cách được nhiều người áp dụng thành công. Bạn có thể thực hiện theo 3 cách sau:
- Uống trà bạc hà; hoặc dùng trà bạc hà để súc miệng hàng ngày, mỗi lần súc miệng khoảng 2 – 3 phút.
- Dùng túi trà bạc hà sau khi hãm đặt vào vùng răng đau khoảng 5 – 10 phút.
- Thấm vài giọt tinh dầu bạc hà vào tăm bông, sau đó chấm nhẹ vào chỗ bị đau.
4. Cách trị nhức răng bằng lô hội
Trong tinh chất lô hội có chứa chất kháng khuẩn tự nhiên, có tác dụng làm lành các vết thương nhanh chóng. Do đó, bạn có thể áp dụng cách sau:
- Lô hội rửa sạch và bóc vỏ.
- Áp trực tiếp gel lô hội lên vùng răng bị đau và massage nhẹ nhàng trong vài phút.
Bạn có thể áp dụng cách này nhiều lần trong ngày để giảm cảm giác khó chịu.
5. Nhai hành tây
Dù có mùi không hề dễ chịu, nhưng phương pháp nhai hành tây sống sẽ giúp giảm các cơn đau răng cấp tốc do niềng răng hay tẩy trắng răng. Vì hành tây có tính kháng khuẩn, kháng viêm; có khả năng tiêu việt vi khuẩn gây viêm nướu, sâu răng và chảy máu chân răng rất tốt. Nhai hành tây mỗi ngày 1 – 2 lần, mỗi lần không quá 3 phút.
6. Cỏ lúa mì
Cỏ lúa mì có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm nên có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và giảm viêm nhiễm nhanh chóng. Do đó, dùng cỏ lúa mì cũng giúp giảm các cơn đau hiệu quả. Cách thực hiện:
- Cỏ lúa mì rửa sạch, xay nhuyễn với nước.
- Dùng hỗn hợp trên để súc miệng 2 lần/ngày.
7. Cách trị đau răng từ lá trầu không
Thành phần của lá trầu không có tính kháng sinh mạnh, nên có tác dụng điều trị các cơn đau hiệu quả, phương pháp này làm như sau
- Lá trầu không rửa sạch, để ráo nước, rồi cắt nhỏ.
- Giã nát lá trầu không với vài hạt muối, rồi hòa với 1 chén rượu trắng.
- Đợi khoảng 10 phút rồi gạn lấy phần nước trong.
- Dùng tăm bông nhúng vào hỗn hợp trên, sau đó thấm vào vùng răng bị đau của bạn.
8. Rau dền
Nhắc đến rau dền chắc chắn sẽ khiến nhiều người nghi ngại, nhưng thực tế thì bài thuốc này giảm các cơn đau buốt răng rất hữu hiệu. Bạn có thể thực hiện theo cách sau:
- Rau dền rửa sạch, để ráo nước.
- Cho rau dền vào lò vi sóng hoặc nướng trực tiếp trên bếp lửa, cho đến khi khô lại rồi tán thành bột nhỏ.
- Dùng bột rau dền đắp lên chỗ đau khoảng 5 phút.
- Sau đó súc miệng bằng nước.
9. Súc miệng bằng nước lá ổi
Lá ổi có tính chống viêm và kháng khuẩn, nên có tác dụng điều trị các cơn đau rất hiệu quả. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bạn tiến hành như sau:
- Lá ổi rửa sạch, để ráo nước.
- Chuẩn bị một nồi nước, cho lá ổi và một chút muối vào đun sôi.
- Đợi nước nguội bớt thì dùng để súc miệng 2 – 3 lần/ngày
10. Trị nhức răng với rễ lá lốt
Rễ lá lốt có tác dụng chữa nhức răng, sâu răng, viêm nhiễm và mọc răng khôn nhờ hàm lượng thành phần bezylacetat cao. Phương pháp này thực hiện như sau:
- Rễ lá lốt rửa sạch, rồi đem giã nát với muối, rồi chắt lấy nước.
- Dùng tăm bông nhúng vào hỗn hợp trên, rồi thấm vào vùng răng bị đau khoảng 2 – 3 phút.
- Súc miệng lại bằng nước muối ấm.
11. Cách chữa đau răng từ lá bàng
Nếu bạn đang bị những cơn đau “quấy nhiễu”, thì hãy dùng lá bàng để súc miệng theo cách dưới đây để làm giảm các cơn đau.
Cách thực hiện:
- Lá bàng non rửa sạch, để ráo nước.
- Xay nhuyễn lá bàng với một chút muối và một cốc nước lọc.
- Chắt lấy nước để ngậm và súc miệng trong khoảng 5 phút. Thực hiện nhiều lần trong ngày để có được hiệu quả tốt nhất.
12. Hoa cúc vàng
Tinh chất trong hoa cúc có tác dụng giảm đau rất hiệu quả, nên đã có rất nhiều bài thuốc giảm đau sử dụng hoa cúc làm thành phần chính, bạn thực hiện như sau:
- Hoa cúc vàng rửa sạch rồi đem hãm cùng nước sôi.
- Pha hỗn hợp trên với rượu theo tỉ lệ 2:1, rồi để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Sau 1 tuần thì dùng hỗn hợp trên để súc miệng hàng ngày. Mỗi lần súc miệng khoảng 2 – 3 phút.
13. Cách chữa đau răng từ nhựa đu đủ
Dùng nhựa đu đủ để điều trị các cơn đau do sâu răng gây ra cũng được nhiều người truyền tai nhau thực hiện. Do đó, bạn có thể áp dụng theo hướng dẫn dưới đây:
- Lấy nhựa đu đủ non thấm vào tăm bông.
- Sau đó bôi vào vùng răng bị đau.
- Sau đó súc miệng lại bằng nước sạch, tuyệt đối không nuốt nhựa đu đủ.
14. Húng quế và hạt tiêu đen
Sự kết hợp giữa húng quế và hạt tiêu đen sẽ giúp làm giảm các cơn đau hiệu quả, nhờ vào tính chất kháng viêm của hai nguyên liệu này.
Cách thực hiện:
- Lá húng quế rửa sạch, để ráo nước rồi đem nghiền nát với hạt tiêu đen.
- Bôi hỗn hợp trên vào vùng răng bị đau để giảm các cơn đau.
- Khi các cơn đau đã thuyên giảm thì súc miệng lại bằng nước sạch.
15. Mẹo chữa đau răng với nghệ
Nghệ có tính kháng khuẩn, chống viêm; hỗ trợ ngăn ngừa sâu răng và các bệnh lý về răng miệng do viêm nhiễm hiệu quả. Do đó, bạn có thể sử dụng nghệ tươi theo cách sau:
- Nghệ tươi rửa sạch, cạo vỏ rồi giã nát.
- Đắp nghệ tươi vào vùng răng bị đau.
- Khi cảm thấy các cơn đau đã dịu, thì súc miệng lại.
16. Cách làm giảm đau răng bằng cam, chanh
Hàm lượng vitamin C dồi dào trong cam, chanh sẽ giúp làm dịu các đau nhức chỉ sau khoảng vài phút thực hiện. Với cách này, bạn làm theo hướng dẫn sau:
- Cam, chanh rửa sạch rồi ngâm vào nước muối loãng khoảng 5 phút, rồi thái lát mỏng.
- Ngậm vài lát cam, chanh trong miệng khoảng 2 – 3 phút.
- Súc miệng lại bằng nước sạch.
17. Chữa đau răng với khoai tây
Thêm một cách đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được, đó là dùng củ khoai tây tươi. Cách thực hiện như sau:
- Khoai tây rửa sạch, bóc vỏ rồi xay nhuyễn.
- Dùng hỗn hợp trên để đắp lên vùng răng bị đau khoảng 5 phút.
- Sau đó súc miệng lại bằng nước sạch.
18. Giảm đau răng bằng gấc
Theo đông y, hạt gấc có tác dụng chống viêm và giảm đau rất tốt. Bạn có thể áp dụng bài thuốc từ hạt gấc để giảm các cơn ê buốt răng khó chịu.
Cách thực hiện:
- Hạt gấc rửa sạch và bóc lớp vỏ bên ngoài.
- Nướng nhân hạt gấc chín vàng, rồi tán thành bột.
- Trộn bột hạt gấc với dấm, rồi chấm vào vùng răng bị đau.
- Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần.
19. Quả bồ kết
Bồ kết không chỉ nổi tiếng với công dụng dùng để gội đầu, mà còn có tác dụng giảm đau răng rất tốt. Bạn làm theo hướng dẫn sau:
- Bồ kết khô rửa sạch rồi đem nướng cho cháy lớp vỏ bên ngoài.
- Ngâm bồ kết với rượu trắng theo tỉ lệ 1:4.
- Đợi sau 1 ngày, 1 đêm thì đem hỗn hợp này ra ngậm khoảng 5 phút rồi nhổ bỏ.
20. Vỏ xoài
Xoài đúng có tác dụng sát trùng sát khuẩn chữa đau nhức do sâu răng, viêm nướu gây ra. Vì thế, bạn có thể áp dụng bài thuốc từ vỏ xoài theo hướng dẫn sau:
- Đem vỏ xoài vào nước đun sôi.
- Sau đó đem hòa vào rượu trắng và dùng để súc miệng.
- Súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần không quá 5 phút.
21. Dưa chuột
Hơi mát từ dưa chuột cũng có hiệu quả trong việc làm dịu cơn đau. Do đó, bạn có thể giã nát dưa chuột với một chút muối. Sau đó đắp lên vùng răng bị đau. Khi các triệu chứng thuyên giảm thì nhổ bỏ. Bạn có thể áp dụng cách này nhiều lần trong ngày. Sau mỗi lần thực hiện thì súc miệng lại bằng nước sạch.
22. Tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng, kháng viêm và giảm đau. Vì thế sử dụng tinh dầu tràm là một trong những mẹo giảm đau răng hiệu quả. Bạn có thể thực hiện như sau:
- Nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu tràm vào bông tăm.
- Thấm nhẹ bông tăm vào vùng răng bị đau.
- Thực hiện mỗi ngày 2 lần để có được hiệu quả tốt nhất.
V. Các biện pháp phòng ngừa đau răng
Đi khám nha khoa định kỳ
Bên cạnh việc đánh răng 2 lần/ngày thì khám nha khoa định kỳ 6 tháng 1 lần là việc cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Khám nha khoa định kỳ có thể giúp bạn phát hiện ra các vấn đề răng miệng từ sớm như sâu răng, từ đó đưa ra các chữa trị sớm và phù hợp giúp bảo vệ răng nướu và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng khác.
Làm sạch răng chuyên sâu
Lấy cao răng định kỳ 2 lần/năm cũng là việc cần thiết để phòng ngừa đau răng. Bởi vì cao răng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sâu răng và gây đau răng. Đây là thủ thuật đơn giản mà từ trẻ nhỏ cho đến người già đều nên thực hiện.
VII. Câu hỏi thường gặp
Đau răng có thể tự khỏi không?
Nếu đau răng do các tác động từ bên ngoài như tai nạn, va đập hoặc do mọc răng khôn… mà không gây sứt, mẻ răng thì những cơn đau sẽ tự khỏi. Tuy nhiên nếu đau răng do các nguyên nhân răng nướu bị tổn thương thì những cơn đau sẽ không tự nhiên biến mất.
Đau răng có thể lan sang tai không?
Những cơn đau răng, đặc biệt là đau răng hàm có thể là nguyên nhân dẫn đến đau tai dữ dội. Nguyên nhân là dây thần kinh ở khu vực này bị tổn thương và lan đến vùng thái dương và não bộ. Do đó ngoài đau tai còn có thể bị cả đau đầu.
Trong những trường hợp bị đau răng bất ngờ, bạn cần phải tìm hiểu xem nguyên nhân gây đau răng là gì. Khi đó mới có thể đưa ra được phương án xử lý phù hợp.
Làm sao để xử lý đau răng trong thai kỳ?
Nhiều bà bầu bị đau răng trong thai kỳ do các nguyên nhân như thiếu canxi, nội tiết tố thay đổi, trào ngược dạ dày…. Đối với trường hợp này có thể giảm đau nhức răng bằng cách sử dụng nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu hoặc áp dụng những mẹo trị đau răng dân gian như súc miệng bằng nước muối ấm, dùng tỏi hoặc dừng giã nát đắp lên chỗ đau răng, ép lấy nước đinh hương chấm vào chỗ bị đau răng….
Làm sao để ngăn chặn đau răng tái phát?
Để tránh tình trạng đau răng tái phát, bạn cần phải điều trị dứt điểm nguyên nhân gây đau răng. Sau đó vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày và khám nha khoa định kỳ 2 lần/năm.
Đau răng có thể gây chứng mất ngủ không?
Đau răng có thể gây mất ngủ, đặc biệt là đau răng do viêm nhiễm, sâu răng hoặc mọc răng khôn.
Làm sao để xử lý đau răng do nhổ răng khôn?
Để làm giảm những cơn đau răng do nhổ răng khôn bạn cần tránh ăn các loại thực phẩm nhiều đường, đồ cay, nóng, lạnh, đồ cứng…. Ngoài ra cần dùng nước súc miệng có chứa các thành phần kháng viêm, kháng khuẩn; không nên dùng bàn chải đánh răng quá cứng hoặc đánh răng quá mạnh.
Đau răng có thể là triệu chứng của bệnh lý nghiêm trọng không?
Có thể. Đau răng do viêm tủy có thể dẫn đến áp xe răng, nhiễm trùng máu gây nguy nhiểm cho sức khỏe.
Đau răng là vấn đề răng miệng phổ biến nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe nếu như chủ quan và không chữa trị dứt điểm đúng cách. Do đó, khi bị đau răng bạn cần phải khám nha khoa để kiểm tra kỹ răng miệng, đồng thời vệ sinh răng miệng sạch sẽ để phòng ngừa các bệnh lý có thể xảy ra. Với rất nhiều cách chữa đau răng, nhức răng được chia sẻ ở trên, tin chắc rằng các bạn đã bỏ túi được cho mình rất nhiều mẹo hiệu quả. Chúc các bạn sớm loại bỏ được các cơn đau khó chịu.
sao mình làm mà không hết
Chào anh, tình trạng đau răng anh làm tại nhà không đỡ, anh nên tới cơ sở nha khoa uy tín gần khu vực để kiểm tra chính xác nguyên nhân và sớm điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân ạ
Nhãn hàng chúc anh luôn nhiều sức khỏe và luôn đồng hành cùng nhãn hàng !
[…] chứng đau nhức xương, nhức đầu, đau cơ, đau do thần kinh, đau thân thể, đau răng, đau tai, đau lưng, bệnh lý thấp khớp, thấp khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa […]
Sau mỗi lần buổi tối mình ngủ sau nó nhức răng
Chào chị, nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau nhức răng có nhiều ạ, chị cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và sớm có biện pháp xử lý sớm, tránh để lâu làm ảnh hưởng tới sức khỏe ạ
@Dược Liệu Ngọc Châu:
Khi ăn cơm, một miếng thịt vừa nhai là lại đau răng như cắt
Chào chị, nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau nhức răng có nhiều ạ, chị cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và sớm có biện pháp xử lý sớm, tránh để lâu làm ảnh hưởng tới sức khỏe ạ
Nhãn hàng có đưa ra bài viết về vấn đề sâu răng, chị có thể tham khảo và áp dụng các biện pháp phòng ngừa ạ
https://duoclieungocchau.vn/sau-rang/
Cách nhai củ hành tây xong trong 3 phút có cần nhỗ ra không ạ
Bạn nên nhổ ra nha
Chườm đá có đỡ đau k nhỉ