Bọc răng sứ ngày càng được nhiều người lựa chọn để có được hàm răng đều và đẹp. Tuy nhiên, một số người sau khi thực hiện thủ thuật nha khoa này lại bị hôi miệng. Vậy bọc răng sứ có bị hôi miệng không và cách khắc phục như thế nào?
1. Bọc răng sứ có bị hôi miệng không?
Khi bọc răng sứ, bác sĩ sẽ dùng một mão sứ chụp lên trên răng thật để bảo tồn tối đa răng gốc, ngăn không cho vi khuẩn hoặc các tác nhân kích thích làm hỏng răng. Nếu tất cả các bước trong quá trình này được tiến hành đúng kỹ thuật, kết hợp với cách chăm sóc theo đúng hướng dẫn, thì sẽ không gây ra các vấn đề như hôi miệng.
Ngược lại, nếu kỹ thuật chụp mão sứ không tốt hoặc không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thì có thể dẫn đến hơi thở bị “rau mùi” cũng như làm tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề về răng nướu khác.
2. Nguyên nhân khiến bọc răng sứ bị hôi miệng
2.1. Tay nghề bác sĩ
Tay nghề của bác sĩ đóng vai trò quyết định đến chất lượng lắp mão sứ. Nếu trong quá trình thực hiện, bác sĩ không lắp khít mão sứ vào răng thật, tạo ra các kẽ hở thì vụn thức ăn có thể mắc lại tại đó. Lúc này, vi khuẩn có thể tấn công và phân hủy thức ăn dẫn đến sinh ra mùi hôi khó chịu.
Ngoài ra, những khoảng hở này còn tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công gây sâu răng, cũng như các bệnh lý khác như viêm lợi….
2.2. Mão sứ kém chất lượng
Sử dụng các mão sứ giá rẻ, kém chất lượng cũng là nguyên nhân dẫn đến khoang miệng có mùi hôi. Không những vậy, chúng còn có thể làm tăng nguy cơ bị kích ứng, dị ứng. Nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
2.3. Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
Vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc không sạch sẽ khiến vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng nhiều. Các vi khuẩn hít thở bằng lưu huỳnh, khiến hàm lượng lưu huỳnh trong miệng tăng lên, sinh ra mùi hôi trong miệng rất khó chịu.
3. Lắp răng sứ bị hôi miệng phải làm sao?
3.1. Kiểm tra lại trình trạng răng sứ
Nếu nguyên nhân sinh ra mùi hôi là do mão sứ lắp không khít, chất lượng của mão sứ kém thì bạn nên đến cơ sở nha khoa để kiểm tra lại. Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra những phương án phù hợp để khắc phục vấn đề.
Trong trường hợp mão sứ lắp không khít, tốt nhất bạn nên yêu cầu bác sĩ có trình độ tốt hợp để thực hiện lại thủ thuật nha khoa này. Điều này không những giúp bạn tránh được tình trạng hơi thở có mùi, mà còn giúp bảo vệ răng nướu được tốt nhất.
3.2. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Đánh răng mỗi ngày 2 – 3 lần, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng… để loại bỏ hoàn toàn các vụn thức ăn trong khoang miệng, ngăn không cho vi khuẩn gây hại phát triển. Đây là cách đơn giản nhưng giúp cải thiện tình trạng miệng có mùi hôi rất tốt.
3.3. Dùng nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu
Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu là sản phẩm được khuyên dùng để vệ sinh răng miệng hàng ngày, đặc biệt phù hợp cho những người đang gặp các vấn đề như viêm lợi, tụt lợi, viêm nha chu, nhiệt miệng, sâu răng… hoặc sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa. Với thành phần gồm các vị dược liệu tự nhiên có tính kháng khuẩn, ngừa viêm; nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu có tác dụng ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hại, giúp làm sạch, hỗ trợ ngăn ngừa và góp phần loại bỏ mảng bám. Từ đó, giúp cải thiện tình trạng khoang miệng có mùi hiệu quả.
Ngoài ra, sản phẩm còn chứa tinh chất bạc hà và dầu tràm thơm mát, giúp khử mùi hôi và mang lại hơi thở dễ chịu hơn.
Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ đến bạn những thông tin xoay quanh vấn đề bọc răng sứ có bị hôi miệng không, cũng như những cách xử lý khi rơi vào hoàn cảnh này. Chúc bạn luôn có được hàm răng chắc khỏe và hơi thở thơm mát.