Bé bị sâu răng nếu không sớm được điều trị sẽ gây ảnh hưởng đến chiều cao cũng như chỉ số IQ của trẻ. Vậy nguyên nhân nào khiến bé bị sâu răng, cách chữa trị và phòng ngừa như thế nào? Hãy cùng Dược Liệu Ngọc Châu tìm hiểu qua bài viết sau.
1. Các trường hợp sâu răng ở trẻ
1.1. Sâu răng sữa
Trong giai đoạn này, cấu tạo men răng và ngà răng của trẻ yếu hơn người lớn rất nhiều. Điều này khiến cho vi khuẩn dễ dàng tấn công và dẫn đến sâu. Sâu răng sữa nếu không sớm được điều trị kịp thời, thì sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn, cùng như sự phát triển của bé sau này.
1.2. Sâu răng hàm
Răng hàm nằm khuất bên trong cung hàm, việc vệ sinh thường gặp nhiều khó khăn nên thường dễ bị sâu hơn so với những chiếc răng cửa bên ngoài. Nếu trẻ em bị sâu răng hàm và dẫn đến mất răng, thì có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc của cung hàm, khiến cho gương mặt không được cân đối và hài hòa.
1.3. Sâu răng vào tủy
Đây là trường hợp răng bị sâu nghiêm trọng, vi khuẩn tấn công vào tủy và gây viêm tủy. Sau một thời gian, nếu tình trạng viêm tủy không được điều trị thì có thể gây chết tủy, nhiễm trùng lan vào xương hàm và gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
2. Nguyên nhân khiến bé bị sâu răng
2.1. Vi khuẩn lây truyền từ mẹ sang con
Nếu trong giai đoạn mang thai mẹ bị sâu răng… thì tỉ lệ trẻ sinh ra răng bị sâu sẽ cao hơn so với những đứa trẻ có mẹ không mắc các bệnh lý răng nướu khi mang thai. Do đó, những chị em đang có kế hoạch mang thai thường được khuyên nên khám nha khoa tổng quát trước khi mang bầu.
2.2. Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho răng bị sâu. Vì khi vệ sinh răng miệng không sạch, sẽ khiến vụn thức ăn và vi khuẩn tích tụ lại hình thành các mảng bám. Từ đó làm tăng nguy cơ làm hỏng răng trẻ.
2.3. Ăn nhiều đồ ngọt
Vi khuẩn gây hại trong khoang miệng đặc biệt thích đường và các loại đồ ngọt. Do đó, thói quen ăn nhiều đồ ngọt sẽ khiến vi khuẩn phát triển nhanh và mạnh hơn, chúng sẽ tấn công răng nướu và gây ra các vấn đề như sâu răng, viêm nướu…..
2.4. Trẻ bú bình vào ban đêm
Trong sữa thường có chứa nhiều đường và đây là tác nhân khiến vi khuẩn gây hại phát triển mạnh, tấn công men răng và khiến cho răng bị sâu. Nếu trẻ có thói quen bú bình vào buổi tối và không súc miệng sạch sẽ trước khi ngủ, thì nguy cơ bị răng sâu sẽ cao hơn.
2.5. Thiếu fluoride
Fluoride là khoáng chất có tác dụng giúp răng chắc khỏe hơn và hỗ trợ tái tạo lại men răng bị tổn thương. Do đó, việc thiếu fluoride sẽ khiến cấu trúc răng trở nên yếu hơn và dễ bị vi khuẩn gây hại tấn công gây sâu.
2.6. Trẻ bị khô miệng
Trẻ bị mắc một số bệnh lý mãn tính khiến trẻ phải thở bằng miệng, thói quen uống nước có gas, dùng một số loại thuốc tây y trị bệnh… sẽ khiến trẻ bị khô miệng. Khi đó, môi trường pH ổn định bị phá vỡ khiến vi khuẩn gây hại phát triển mạnh hơn, tấn công và gây hỏng răng.
3. Vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng?
Trong kẹo có chứa nhiều đường và như đã nói ở trên, vi khuẩn gây hại sẽ phát triển mạnh hơn khi trong khoang miệng chứa nhiều đường. Vì vậy, trẻ nhỏ ăn kẹo dễ bị sâu răng, đặc biệt là với những bé có thói quen ngậm kẹo trong miệng.
4. Cách nhận biết răng của trẻ đang bị sâu
Khi mắc phải bệnh lý này, trẻ sẽ có những triệu chứng cụ thể như sau:
- Răng bị ê buốt hoặc trẻ bị đau nhức răng.
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu.
- Trên bề mặt răng có thể thấy những đốm màu trắng ngà, nâu hoặc đen.
5. Cách điều trị sâu răng ở trẻ em
5.1. Điều trị bằng fluor
Đây là phương pháp bổ sung fluor để phục hồi những tổn thương trên bề mặt men răng ở mức độ nhẹ, vi khuẩn chưa tấn công vào lớp ngà bên trong. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định bé dùng kem đánh răng có chứa fluor để giúp bảo vệ răng nướu tốt hơn.
5.2. Trám răng
Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp lỗ sâu to, chưa gây tổn thương đến tủy nhưng dùng fluor không thể khắc phục được vấn đề. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành nạo vét và làm sạch lỗ sâu, rồi dùng chất liệu phù hợp để trám lại để phục hình răng.
5.3. Điều trị tủy
Nếu vi khuẩn tấn công đến tủy và gây viêm, thì bác sĩ sẽ phải tiến hành điều trị tủy để loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn gây hại đang ở trong tủy. Sau khi làm sạch vi khuẩn và nạo vét các mô bị tổn thương, bác sĩ sẽ tiến hành trám răng.
5.4. Nhổ răng
Nếu tình trạng răng bị sâu nặng, làm chết tủy hoặc nhiễm trùng nặng ở quanh chân răng. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng và xử lý tình trạng nhiễm trùng, để ngăn ngừa nhiễm trùng lan đến xương và máu.
6. Cách ngăn ngừa
6.1. Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng mỗi ngày 2 – 3 lần, để loại bỏ hoàn toàn các vụn thức ăn và vi khuẩn trong khoang miệng. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa vấn đề răng sâu ở trẻ.
6.2. Hạn chế cho trẻ bú bình trước khi ngủ
Để phòng ngừa sâu răng ở trẻ, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ bú bình trước khi ngủ. Tốt nhất nên cho bé bú trước giờ đi ngủ ít nhất 1 tiếng đồng hồ, kết hợp với súc miệng sạch sau khi bú. Đối với những trẻ chưa biết cách súc miệng, cha mẹ nên dùng khăn sạch và ẩm để lau răng nướu cho bé trước khi ngủ.
6.3. Dùng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em
Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em được chiết xuất từ các thành phần dược liệu tự nhiên và bổ sung thêm vitamin cần thiết cho sự phát triển răng nướu. Sản phẩm này có tác dụng giúp nhẹ nhàng loại bỏ các mảng bám trên răng mà không làm mài mòn men răng, từ đó giúp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
Ngoài ra, kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em được nghiên cứu và phát triển phù hợp với cấu tạo nướu và quá trình thay răng của trẻ. Do đó, cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn sản phẩm này cho con.
6.4. Hạn chế ăn đồ ngọt
Cha mẹ nên hạn chế cho bé ăn bánh kẹo ngọt, quà vặt, nước ngọt… để ngăn ngừa vi khuẩn gây hại phát triển. Từ đó giúp phòng tránh răng sâu ở trẻ hiệu quả.
6.5. Khám nha khoa định kỳ
Trung bình một năm cha mẹ nên đưa trẻ đi khám nha khoa 2 lần, để có thể nhanh chóng phát hiện ra các bệnh lý nếu có và được hỗ trợ xử lý kịp thời. Tránh chủ quan có thể khiến trẻ bị răng sâu nặng hoặc mắc phải các bệnh lý khác.
Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ răng nướu của trẻ trong giai đoạn đầu đời. Do đó, cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng thật sạch và thường xuyên kiểm tra răng nướu của trẻ để có thể nhanh chóng phát hiện ra các dấu hiệu bị sâu răng, hoặc các bệnh lý răng miệng khác.