Trong thời kỳ mang thai, chị em rất dễ gặp phải các vấn đề về răng nướu như viêm lợi, chảy máu chân răng… và nghiêm trọng hơn là sâu răng. Vậy bà bầu bị sâu răng phải xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây dược liệu Ngọc Châu sẽ giúp chị em trả lời câu hỏi này.
1. Vì sao bà bầu bị sâu răng?
Khi mang thai, hormone trong cơ thể phụ nữ có sự thay đổi lớn, cùng với những thay đổi trong thói quen sinh hoạt hàng ngày làm tăng tỉ lệ bị sâu răng. Những nguyên nhân cụ thể khiến phụ nữ mang bầu thường mắc bệnh lý này có thể kể đến như:
- Răng nướu trở nên nhạy cảm và bà bầu cũng nhạy cảm hơn với mùi vị, nên khiến cho việc vệ sinh răng miệng không được sạch.
- Nôn nghén khiến dịch vị axit trong dạ dày bị đẩy ra ngoài khoang miệng, làm mòn men răng và khiến vi khuẩn gây hại tấn công gây răng sâu.
- Không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho mẹ bầu và sự phát triển thai nhi.
- Chế độ ăn uống nhiều đồ ngọt và ăn nhiều bữa trong ngày, khiến vi khuẩn gây hại phát triển mạnh hơn.
2. Sâu răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Thai nhi kém phát triển: Khi răng bị sâu, việc ăn uống của mẹ gặp nhiều khó khăn và những cơn đau nhức răng ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu. Điều này khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, không nạp đủ các chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Do đó, em bé trong bụng sẽ kém phát triển, khi sinh ra có thể bị nhẹ cân hơn so với những đứa trẻ khác.
- Tăng nguy cơ sinh non: Khi răng bị sâu dẫn đến nhiễm trùng nặng dẫn đến nhiễm trùng máu. Lúc này vi khuẩn có thể di chuyển đến tử cung và kích hoạt sản xuất prostaglandin. Đây là chất có khả năng kích thích co thắt tử cung, từ đó làm tăng nguy cơ sinh non ở mẹ bầu. Ngoài ra, mẹ bầu răng bị sâu còn có nguy cơ bị tiền sản giật hơn ho với những mẹ có răng nướu khỏe mạnh.
- Làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị sâu răng: Vi khuẩn sâu răng trong khoang miệng mẹ có thể truyền qua con thông qua việc hôn hoặc bón thức ăn cho trẻ. Khi đó, chúng sẽ sinh sôi trong khoang miệng trẻ và có thể khiến răng bé bị sâu ngay khi mới nhú.
3. Bà bầu có được hàn răng không?
Các chuyên gia nha khoa cho biết, mẹ bầu có thể hàn trám răng bị sâu ở mức độ vừa phải, chưa gây viêm tủy. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ mẹ bầu không nên thực hiện thủ thuật nha khoa này.
Mặc dù thuốc tê được dùng trong nha khoa dành cho phụ nữ mang thai có tác dụng nhẹ và không gây ảnh hưởng đến thai nhi, chỉ trong vòng 1 tiếng có thể tan hết. Tuy nhiên 3 tháng đầu mang thai là thời điểm cực kỳ quan trọng trong việc hình thành cơ thể của trẻ, nên mẹ cần hạn chế tối đa những việc điều trị sức khỏe để tránh gây ảnh hưởng đến bé.
Mẹ bầu có thể trám răng khi đã mang thai được hơn 3 tháng. Lúc này sức khỏe của mẹ và bé đã bước vào giai đoạn ổn định hơn, có thể chịu được các can thiệp về nha khoa như hàn răng.
4. Bà bầu nhổ răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Trong trường hợp răng bị sâu nặng gây nhiễm trùng không thể can thiệp bằng điều trị nội khoa hoặc điều trị không hiệu quả, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé thì bác sĩ có thể chỉ định nhổ. Tuy nhiên, việc nhổ răng chỉ nên thực hiện khi thai kỳ đã bước sang tháng thứ 4.
Trong trường hợp không bắt buộc phải nhổ, bác sĩ có thể chỉ định hàn trám răng tạm thời. Vì bất kỳ tác động nào lên cơ thể mẹ khi mang thai cũng đều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, do đó mẹ cần phải hết sức cẩn thận.
5. Bà bầu bị sâu răng phải làm gì?
- Súc miệng bằng nước muối: Dung dịch nước muối có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm; giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây sâu răng và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm (nếu có) lan rộng sang những chiếc răng bên cạnh. Ngoài ra, nước muối cũng có tác dụng giúp giảm đau nhức. Vì thế, mẹ bầu nên súc miệng bằng nước muối 2 – 3 lần/ngày.
- Dùng nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu: Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu được chiết xuất từ các dược liệu tự nhiên lành tính và an toàn cho phụ nữ có thai. Sản phẩm này có tác dụng kháng khuẩn và ngừa viêm, chăm sóc răng nướu của bà bầu khỏe mạnh hơn, giúp cải thiện và góp phần ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng thường gặp khi mang thai.
- Dùng tỏi: Tỏi chứa các thành phần sát khuẩn, kháng viêm và giảm đau rất tốt.
- Dùng lá lốt: Dùng lá lốt là mẹo được sử dụng phổ biến trong dân gian, trong lá lốt có chứa các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau tốt như: tinh dầu, alkaloid, benzoylacetate…. Mẹ bầu chỉ cần dùng rễ, thân, lá lốt với một ít muối để đun nước. Sau đó chắt lấy nước cốt để súc miệng 2 lần/ngày, sau 3 – 4 ngày sẽ thấy hiệu quả.
- Dùng gừng: Gừng cũng là một trong những vị thuốc có tác dụng giảm đau nhức và hỗ trợ tiêu diệt các vi khuẩn gây sâu răng hiệu quả. Mẹ bầu chỉ cần giã nát một củ gừng nhỏ, rồi đắp vào vị trí răng bị sâu vài lần mỗi ngày, cảm giác đau nhức khó chịu sẽ được cải thiện nhanh chóng.
- Dùng đinh hương: Tinh dầu đinh hương có tác dụng giảm đau rất tốt. Mẹ bầu chỉ cần thấm 1 – 2 giọt đinh hương vào bông tăm, rồi chấm vào vị trí răng bị sâu. Chỉ sau vài phút, những cơn đau nhức sẽ dịu nhanh chóng.
6. Cách ngăn ngừa sâu răng khi mang thai
Để ngăn ngừa bệnh lý này khi đang mang bầu, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Đánh răng sạch sẽ 2 – 3 lần/ngày, nên dùng kèm nước súc miệng để loại bỏ tối đa vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.
- Tăng cường bổ sung canxi và vitamin trong chế độ ăn uống hàng ngày, để giúp răng nướu chắc khỏe hơn.
- Khám nha khoa khi có kế hoạch mang bầu và tiến hành điều trị các bệnh lý răng nướu nếu có trước khi mang thai.
Bị sâu răng trong khi mang thai là điều không có mẹ bầu nào muốn xảy ra. Dù vậy, đây không phải bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, chị em không cần quá lo lắng, hãy chú ý vệ sinh răng nướu sạch sẽ và áp dụng một số mẹo giảm đau nhức được chia sẻ trong bài viết trên khi bị sâu răng. Nếu thấy tình trạng bệnh không được cải thiện, thì nên đến cơ sở nha khoa để được thăm khám và hỗ trợ xử lý.
Bi sau rang thoi Ky mang thai