Thời điểm mang thai, bất cứ những vấn đề sức khỏe nào cũng mẹ cũng ảnh hưởng đến em bé. Vậy bà bầu bị đau răng khôn có ảnh hưởng gì đến thai nhi không, nếu chẳng may bị đau răng khôn lúc này thì phải làm thế nào?
1. Phụ nữ mang thai đau răng khôn ảnh hưởng đến con không?
Răng khôn thường mọc ở người trưởng thành, trong giai đoạn 17 – 25 tuổi hoặc một số người có thể mọc muộn hơn. Một chiếc răng khôn để có thể mọc hoàn thiện có thể phải mất 3 – 5 năm. Do đó, những trường hợp bị đau răng khôn khi mang bầu không phải hiếm gặp.
Nếu răng khôn mọc thẳng, chỉ hơi sưng đau, không ảnh hưởng đến chiếc răng bên cạnh và không gây ra một số bệnh lý như viêm nướu, sâu răng. Lúc này, đau răng khôn gần như không ảnh hưởng gì đến mẹ bầu.
Nhưng nếu răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm gây sưng đau khó chịu. Kèm theo đó là các vấn đề như viêm nhiễm, sâu răng, viêm quanh cuống răng… thì có thể gián tiếp gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Một số tác động đến thai nhi khi bà bầu đau răng khôn có thể kể đến như:
1.1. Sinh non
Những cơn đau nhức răng do mọc răng khôn gây ra ở mức độ nặng hơn rất nhiều so với đau răng thông thường. Thậm chí có thể gây đau răng sưng má, đau buốt lên đầu. Cảm giác đau nhức khó chịu này sẽ khiến cơ thể người mẹ sinh ra nhiều prostaglandin. Đây là hợp chất kích thích chuyển dạ sớm, nên có thể gây sinh non khi em bé chưa đủ cứng cáp để chào đời.
1.2. Con bị suy dinh dưỡng
Đau răng khôn gây co cứng hàm, sưng lợi gây khó khăn cho việc ăn uống. Điều này khiến cho người mẹ không nạp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi. Do đó, em bé không có đủ các dưỡng chất để phát triển, dẫn đến việc nhẹ cân và sức đề kháng cũng sẽ yếu hơn những đứa trẻ cùng trang lứa khác.
1.3. Mắc chứng tiền sản giật
Trong trường hợp răng khôn gây viêm nhiễm nặng, dẫn đến chảy máu chân răng quá nhiều có thể khiến phụ nữ có thai mắc chứng tiền sản giật. Nguyên nhân là vì chảy máu chân răng nhiều, khiến lượng máu đưa đến tử cung bị thiếu.
Với những ảnh hưởng có thể xảy ra ở trên, người mẹ cần hết sức cẩn thận khi bị đau răng khôn trong thai kỳ.
Có thể mẹ quan tâm: Cách trị chảy máu chân răng ở phụ nữ đang mang thai
2. Cách xử lý khi bà bầu bị đau răng khôn
Khi bị đau răng không trong thai kỳ, tốt nhất mẹ bầu nên đến nha khoa để được thăm khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng và sức khỏe của người mẹ để đưa ra phương án xử lý tốt nhất.
Nếu đau răng khôn quá nghiêm trọng, mẹ bầu sẽ được khuyên cố gắng chịu đựng, đồng thời áp dụng một số cách giảm đau khi mọc răng khôn tại nhà. Vì bất cứ hành động nào lúc này như dùng thuốc giảm đau, hay nhổ răng khôn đều gây ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Nếu đau răng dẫn đến viêm nhiễm nặng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến những chiếc răng bên cạnh hoặc sức khỏe răng miệng. Bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, dựa vào tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Bên cạnh đó, chị em có thể áp dụng một số cách giảm đau khi mọc răng khôn dưới đây:
2.1. Dùng nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu
Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu là sản phẩm được nhiều nha sĩ khuyên chị em nên sử dụng, khi đau răng khôn thời kỳ mang bầu. Sản phẩm được nghiên cứu bởi đội ngũ các nhà khoa học và dược sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, cùng với đội ngũ cố vấn là những bác sĩ nha khoa hàng đầu trong lĩnh vực răng – hàm – mặt, khẳng định nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu an toàn cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ.
Trong đó, tinh chất cúc La Mã trong sản phẩm này có tác dụng giúp giảm đau hiệu quả. Kết hợp với các dược liệu khác trong thành phần, có tác dụng giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, góp phần giúp răng lợi chắc khỏe hơn. Từ đó hạn chế được tối đa những vấn đề thường gặp do mọc răng khôn gây ra như viêm lợi, sâu răng, hôi miệng.
Sử dụng nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu ít nhất 2 lần/ngày, sẽ giúp các mẹ vượt qua giai đoạn mọc răng khôn dễ dàng hơn.
2.2. Chườm đá
Dùng đá lạnh chườm vào vị trí đau răng khoảng 5 – 10 phút cũng giúp giảm đau nhức răng. Hơi lạnh từ nước đá có tác dụng làm co mạch máu, giảm lưu thông mạch máu, nhờ đó giúp làm giảm ứ dịch ở vị trí mọc răng khôn. Tuy nhiên, các mẹ không nêm lạm dùng chườm đá, vì có thể dẫn đến bỏng lạnh.
2.3. Nước muối
Dùng nước muối súc miệng cũng là cách giảm đau răng do mọc răng khôn gây ra. Chị em có thể mua nước muối sinh lý có sẵn tại các hiệu thuốc, hoặc tự pha nước muối để súc miệng tại nhà.
2.4. Tỏi
Một trong những cách chữa đau răng khôn cho bà bầu được nhiều người áp dụng nhất là dùng tỏi. Chỉ cần giã nát một tép tỏi tươi, sau đó trộn với một ít muối và nước lọc rồi đắp vào vùng bị đau.
Thực hiện cách này mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần không quá 15 phút để có hiệu quả tốt nhất.
2.5. Rễ lá lốt
Chữa đau răng cho bà bầu bằng lá lốt cũng được nhiều chị em thực hiện. Trong rễ lá lốt có chứa benzyl axetat giúp kháng viêm, giảm đau hiệu quả.
Mẹ bầu chỉ cần giã nát một ít rễ lá lốt với muối. Chắt lấy nước từ hỗn hợp trên để thấm vào vùng răng bị đau khoảng 2 – 3 phút. Sau đó súc miệng lại bằng nước muối ấm. Tình trạng đau nhức răng sẽ được cải thiện đáng kể.
Bị đau răng khôn khi mang thai là điều không chị em nào mong muốn. Nhưng nếu không thể tránh được, chị em hãy thực hiện theo những lời khuyên trong bài viết trên, để hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Bên cạnh đó, hãy chú ý chăm sóc răng miệng thật tốt, để tránh được các bệnh lý về răng miệng trong thai kỳ.